NHẬT KÝ TRONG TÙ VÀ LỜI BÌNH - Trang 82

một quý nhân, một khanh tướng, một người tự do ngoạn thủy du sơn (dạo
núi chơi sông) tùy sở thích, rồi tự mình bình luận như là một điểm nhấn để
kết lại bài thơ.

Nam nhi đáo thử diệc hào hùng.

(Làm trai như thế cũng hào hùng)

Hào hùng đồng nghĩa với hào kiệt (hào nghĩa là rộng rãi, mạnh mẽ, tài

trí hơn người, hùng nghĩa là mạnh). Hào hùng là mạnh mẽ, có khí phách và
dũng cảm. Câu kết này Bác mượn nguyên văn câu thơ của Trình Hạo đời
Tống trong bài Ngẫu thành. Câu thơ của Trình Hạo là khẩu khí của bậc
quân tử, chí khí của nhà nho (2), khi vào thơ Bác lại là đùa vui, là tự trào,
tự coi mình là người nhà nước nên mọi sinh hoạt đều có người hầu hạ hẳn
hoi, và việc tù đày chẳng qua là một cuộc dạo chơi mà thôi.

Từ sự cơ cực của tù đày, biểu hiện ra thành một nỗi vui thích, thoải

mái, tự do đã gây tiếng cười, một tiếng cười sảng khoái cất lên hoàn toàn
không phải để dối mình, không phải để lý tưởng hóa mà chỉ để đùa vui thế
thôi. Tự trào, nói cho vui để làm vui cho mình cho bớt khổ, bớt đau, cố
quên đi thực tế phủ phàng khi bị cầm tù, cũng như khi bị giải tù. Đó cũng là
một cách vượt lên hoàn cảnh, vượt qua tình thế, tự mình động viên mình.

Ăn cơm nhà nước ở nhà công,

Lính tráng thay phiên đến hộ tòng;

Dạo núi chơi sông tùy sở thích,

Làm trai như thế cũng hào hùng.

Người đọc nhận chân rất rõ cái thực tại mà Bác đang phải chịu đựng

và cả cách Bác vượt qua, nhận chân cách tự trào và ý nghĩa của bài thơ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.