NHIỆT ĐỚI BUỒN - Trang 146

Nếu ta loại trừ những vùng hẻo lánh nhất, tình trạng hoang hóa của vùng

trung tâm Brésil đầu thế kỷ thứ XX tuyệt nhiên không phản ánh một tình trạng
nguyên thủy: nó là cái giá phải trả cho việc tăng trưởng dân số và những cuộc
trao đổi ở các vùng duyên hải, do những điều kiện sống hiện đại đã được thiết
lập tại đấy; trong lúc đó vùng nội địa, do sự tiến bộ ở đó quá khó khăn, thụt lùi
lại thay vì đuổi theo được trào lưu theo nhịp điệu chậm chạp vốn có của nó.
Việc vận chuyển bằng tàu chạy hơi nước rút ngắn được các chặng đường đã
giết chết (trên khắp thế giới) những bến cảng quá cảnh xưa từng nổi tiếng như
vậy đấy; có thể tự hỏi phải chăng máy bay, trong khi mời gọi chúng những
chặng đường cổ xưa theo lối nhảy cừu, cũng đang hoàn thành cái vai trò ấy.
Chung quy, có thể mơ tưởng rằng sự tiến bộ của cơ giới đã miễn cưỡng tước đi
của chính nó cái món tiền chuộc kia vốn là nơi ấp ủ niềm hy vọng của chúng
ta: buộc nó phải nộp một khoản tiền lẻ của cô đơn và quên lãng để đổi lấy niềm
sâu lắng mà nó đoạt mất của ta cái quyền được tận hưởng.

Ở một cấp độ thu hẹp, nội địa Bang São Paulo và những vùng lân cận minh

họa cho những biến đổi ấy. Chắc chắn chẳng còn chút dấu vết nào của những
thành phố - pháo đài từng được xây dựng ngày xưa để đảm bảo quyền chiếm
hữu một tỉnh và là cội nguồn của bao nhiêu thành phố Brésil ven biển hay ven
sông: Rio de Janeiro, Victoria, Florianopolis trên đảo, Bahia và For - Taleza
trên vùng đất mũi; Manaus, Obidos ở bên bờ sông Amazone; hay nữa Villa
Bella de Mato Grosso nơi những phế tích bị người Anh-điêng Namibikwara
định kỳ xâm chiếm nay còn lại bên sông Guaporé: ngày xưa là đồn binh nổi
tiếng của một capitão demato - đại úy của rừng rậm - trên đường biên giới với
Bolivie, tức là chính trên cái đường mà Giáo hoàng Alexandre VI đã vạch ra
một cách tượng trưng năm 1493 xuyên ngang Tân Thế giới lúc đó hãy còn mờ
mịt để phân xử các tham vọng tranh chấp giữa triều đình Tây Ban Nha và triều
đình Bồ Đào Nha.

Phía bắc và phía đông, nổi lên vài thành phố mỏ ngày nay đã bỏ hoang, nơi

những công trình đổ nát - những ngôi nhà thờ kiểu baroque lòe loẹt thế kỷ
XVII - vẻ nguy nga của chúng tương phản với khung cảnh cô quạnh bốn bên.
Nhộn nhịp khi các khu mỏ còn được khai thác, giờ đã ngủ lịm đi, cứ như các

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.