NHIỆT ĐỚI BUỒN - Trang 147

thành phố ra sức níu lấy trong từng hố sâu, từng đường gờ của hàng cột vặn
vẹo, trên những mặt tiền trang trí xoắn ốc, trên những pho tượng phủ áo
choàng, những mẩu nhỏ của sự giàu có rồi ra sẽ dẫn đến cảnh đổ nát của
chúng: việc khai phá lòng đất đã phải trả giá bằng việc tàn phá vùng đồng quê,
nhất là các khu rừng cung cấp gỗ cho các lò luyện quặng. Các thành phố mỏ đã
lịm tắt tại chỗ, sau khi đã tiêu cạn hết chất liệu của chúng, giống như đám cháy
vậy.

Bang São Paulo cũng gợi nhớ những biến cố khác: cuộc đấu tranh, ngay từ

thế kỷ thứ XVI, đối địch những người Cơ đốc giáo và chủ đồn điền, mỗi bên
bảo vệ một hình thức tổ chức dân cư khác nhau. Lập những làng Cơ đốc giáo
của thổ dân, những người Cơ đốc giáo muốn kéo người Anh-điêng ra khỏi
cuộc sống hoang dã và tập hợp họ lại dưới sự điều hành của mình trong một
kiểu sống cộng đồng. Trong một vùng hẻo lánh của Bang, ta còn nhận ra được
những ngôi làng Brésil đầu tiên này qua cái tên aldeia hoặc missão của chúng,
hay còn rõ hơn nữa, qua cách bố trí rộng rãi và mang tính chức năng của
chúng: ngôi nhà thờ ở trung tâm khống chế một bãi đất nện hình chữ nhật, cỏ
mọc đầy,largo da matriz, xung quanh là những đường phố cắt nhau theo hình
thước thợ, hai bên phố là những ngôi nhà thấp lùn thay thế những túp lều
người Anh-điêng xưa. Các chủ đồn điền, Jazendliros, ghen tức quyền lực thế
tục của các đoàn truyền giáo kìm hãm các yêu sách của họ và cũng làm cho họ
không có nhân công nô lệ. Họ tung ra những cuộc hành quân trừng phạt khiến
các giáo sĩ và thổ dân phải tháo chạy. Điều đó giải thích nét đặc trưng của tình
hình dân số Brésil: kiểu sống làng xã, di sản của các aldeias, được duy trì trong
những vùng nghèo nhất, trong khi, ở những chỗ khác, nơi đất đai màu mỡ được
ráo riết thèm muốn, dân cư không có sự lựa chọn nào khác là tụ tập quanh ngôi
nhà của ông chủ, trong những lều mái tranh hay trát đất, giống hệt nhau, ở đó,
ông chủ có thể canh chừng những người nông phu. Mãi đến nay, dọc một số
tuyến đường sắt, ở những nơi thiếu vắng cuộc sống cộng đồng, những người
xây dựng buộc phải đặt một cách tùy tiện những trạm dừng cách đều nhau, gọi
tên chúng theo trật tự vần chữ cái: Buarguina, Fléliciade, Limão, Marilia (vào
năm 1935, công ty Paulista đóng trên tuyến đó ở nơi có chữ cái đầu là P), do
vậy, trên hàng trăm kilomet, tàu chỉ dừng lại ở những điểm “nút”: những điểm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.