NHIỆT ĐỚI BUỒN - Trang 169

Một hình ảnh đơn giản; nhưng nó thể hiện khá rõ vị trí tương ứng của châu

Âu và châu Á trong tương quan với nền văn minh chung của chúng (và cũng
chính từ chỗ đó, trong tương quan với cái chồi tái sinh là châu Mỹ của nó). Ít
nhất là từ góc nhìn về các phương diện vật chất, cái này có vẻ như là mặt trái
của cái kia, cái này luôn là cái được, cái kia là cái thua; tựa như, trong việc
thực hiện một công trình chung, cái này đã thu hút hết mọi thuận lợi, bỏ lại cho
cái kia gặt lấy những phần khốn khổ của vụ mùa. Trong trường hợp này
(nhưng đến bao giờ nữa?) một sự tăng trưởng đều đặn về dân số đã tạo thuận
lợi cho tiến bộ nông nghiệp và công nghiệp, các nguồn lực gia tăng nhanh hơn
số người tiêu thụ. Trong trường hợp kia, cũng cuộc cách mạng ấy đã kéo theo,
kể từ thế kỷ XVIII, một sự suy giảm thường xuyên các phần trích ra của cá
nhân trên một khối của cải tương đối đứng im. Châu Âu, Ấn Độ, Bắc Mỹ và
Nam Mỹ phải chăng đã tiêu cạn hết những phối hợp khả thể giữa khuôn khổ
địa lý và dân số? Đối nghịch với châu Mỹ vùng Amazone, khu vực nhiệt đới
nghèo nhưng không có người (cái này bù đắp một phần cái kia) là vùng Nam
Á, cũng nhiệt đới và nghèo nhưng quá đông dân (cái này trầm trọng hóa cái
kia) giống như - trong loại hình các xứ ôn đới - Bắc Mỹ với những nguồn lực
rộng lớn và dân số tương đối ít, đối nhau với một châu Âu có nguồn lực tương
đối hạn hẹp nhưng dân số lại đông. Dù ta sắp xếp những thực tế hiển nhiên ấy
bằng cách nào đi nữa thì Nam Á luôn là lục địa bị hy sinh.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.