NHIỆT ĐỚI BUỒN - Trang 177

động nặng nhọc thuộc về scheduled castes, tức các giai tầng thấp nhất, “có
đăng ký” theo cách gọi của nhà cầm quyền Anh, nghĩa có quyền được che chở,
vì phong tục hầu như không coi họ là người; và quả thật, họ là những con
người đúng như vậy, những người quét rác và thu dọn chuồng xí do cái nghề
kép đó mà phải ngồi xổm suốt ngày, hoặc trên bậc cửa các phòng gom rác bằng
một chiếc chổi không có cán, hót bụi đất vào hai bàn tay, hoặc, từ đằng sau,
đấm vào phía dưới cánh cửa, xin người đang ngồi trong phòng vệ sinh xong

nhanh với cái dụng cụ kinh tởm mà người Anh gọi là “commode

[56]

”, cứ như,

lúc nào cũng co rúm và bò như cua khắp sân, bằng việc lấy đi của ông chủ cái
chất thải của ông ấy, mà tìm được cách xác định một đặc quyền và có được
một vị thế.

Đúng là cần có một điều gì đó khác nữa ngoài nền độc lập và thời gian để

xóa đi cái nếp hằn nô lệ ấy. Tôi nhận ra được điều ấy một đêm ở Calcutta khi
bước ra khỏi Nhà hát Start, nơi tôi đã xem một vở sân khấu Bengale lấy cảm
hứng từ một đề tài huyền thoại, tên là Urboshi. Hơi bị lạc đường trong khu
vành đai của một thành phố mà tôi vừa đặt chân đến hôm trước, khi tôi định
gọi chiếc taxi duy nhất thì có một gia đình tư sản địa phương đã gọi trước mất
rồi. Nhưng người lái xe không muốn hiểu sự việc như vậy: sau một cuộc trao
đổi sôi nổi giữa anh ta và các khách gọi, trong đó cái từ Sahib trở đi trở lại
nhiều lần, hình như anh nhắc họ sẽ không phải phép khi đi tranh giành với một
người da trắng. Với một vẻ khó chịu kín đáo, gia đình nọ đi bộ trong đêm và
chiếc taxi chở tôi về; có thể người lái xe hy vọng một khoản tiền “boa” khá
hơn; nhưng trong chừng mực vốn tiếng Bengale ít ỏi của tôi cho phép tôi hiểu
được thì cuộc tranh cãi của họ có nội dung khác hẳn: đấy là chuyện một trật tự
truyền thống cần phải được tôn trọng.

Tôi càng thất vọng hơn khi buổi tối hôm đó đã khiến tôi có ảo tưởng là đã

vượt qua vài vật cản. Trong gian phòng rộng lớn tồi tàn vừa là nhà kho vừa là
nhà hát, dù là người nước ngoài duy nhất, tôi vẫn hòa mình được vào với xã
hội địa phương. Những người chủ hiệu, những người buôn bán, những nhân
viên, những viên chức kia, hoàn toàn đĩnh đạc và thường đi cùng với các bà
vợ, vẻ trang trọng xinh đẹp của các bà này dường như chứng tỏ các bà ít khi đi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.