NHIỆT ĐỚI BUỒN - Trang 324

tìm được một chỗ làm, đã tháo lui hay bị quên bẵng. Khi tôi tới nơi đó, họ đã
không hề nhận được chút tiếp tế nào từ nhiều năm. Người ta không dám đóng
cửa đường dây; nhưng chẳng còn ai quan tâm đến nó nữa. Các cây cột có thể
đổ gục, dây thì hoen gỉ những người sống sót của các trạm, không đủ can đảm
để ra đi và chẳng có phương tiện để làm việc đó, họ từ từ lụi tắt, bị bệnh tật,
nạn đói và cảnh cô quạnh giết dần giết mòn.

Tình cảnh này càng đè nặng hơn lên lương tâm người Cuiaba nhưng dẫu sao

những niềm hy vọng bị tan vỡ đã đưa đến một kết quả khiêm tốn nhưng cụ thể,
bằng việc sử dụng nhân lực của đường dây. Trước khi đi đến các trạm, các viên
chức phải tự tìm lấy ở Cuiaba một procurador, nghĩa là một người đại diện cho
mình để lĩnh lương, dù phải sử dụng nó theo chỉ dẫn của những người được
hưởng lương. Những chỉ dẫn này nói chung được hạn chế trong những đơn đặt
hàng mua đạn, dầu hỏa, muối, kim khâu và vải vóc. Tất cả số hàng này được
cung cấp với giá cao, do thông đồng giữa các procurador, các thương gia
người Liban và những người tổ chức các đoàn lữ hành. đến nổi những con
người bất hạnh bị quên lãng trong rừng sâu của họ chỉ sau vài năm đã càng
không thể nghĩ đến chuyên trở về, do số nợ đã vượt quá số vốn liếng của họ.
Rõ ràng, tốt hơn là quên tuyến đường dây ấy đi, và dự định dùng nó để làm căn
cứ cũng không hấp dẫn tôi nhiều lắm. Tôi tìm cách gặp lại một số hạ sĩ quan về
hưu đã từng làm việc với Rondon, rốt cuộc cũng chẳng thu lượm được gì ngoài
một câu lải nhải chán chường: um pais ruim, muito ruim, mais ruim que
qualquer outro.
.. “một xứ sở ô nhiễm, tuyệt đối ô nhiễm, ô nhiễm hơn bất kỳ
nơi nào khác”. Nhất là tôi chớ nên chui đầu vào đó.

Và lại có vấn đề người Anh-điêng. Năm 1931, trạm điện báo ở Parecis, nằm

trong một khu vực tương đối đông người qua lại cách Cuiaba 300 kilomet về
phía bắc và cách Diamantino có 80 kiloniet đã bị tấn công và phá hủy bởi
những những người Anh-điêng không ai biết, xuất phát từ thung lũng Rio do
Sangue mà người ta tưởng là không có người ở. Những người man dã này
được mệnh danh là những beicos de pau, mõm gỗ, do những chiếc đĩa họ gắn
vào môi dưới và hai dái tai. Từ đó, những cuộc xuất kích của họ được lặp lại
theo quãng cách thất thường, đến nổi phải di chuyển tuyến đường lùi xuống

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.