NHIỆT ĐỚI BUỒN - Trang 34

đủ dọn chỗ ngồi, lần đầu tiên chúng tôi làm quen với nhau, những giáo sư trẻ
chỉ mới vào nghề ở các trường trung học cấp tỉnh, những người mà tính khí
thất thường đôi chút tai ác của Georges Dumas

[4]

đã chuyển - từ chốn trú đông

ẩm ướt trong những khách sạn cấp quận có trang bị sẵn đồ đạc, thấm đẫm mùi
rượu rum pha đường, mùi hầm tối và mùi cành nho khô lạnh - sang những
vùng biển nhiệt đới và những con tàu hạng sang; vả chăng tất cả là nhằm tạo
một mối liên hệ xa xôi với hình ảnh tất yếu sai lạc mà, do tính tiền định đặc
trưng của các cuộc du hành, chúng tôi đã tự hình dung ra trước rồi.

Tôi đã từng là học trò của Georges Dumas thời cuốn Luận về tâm lý học.

Mỗi tuần một lần, tôi không còn nhớ được là sáng thứ Năm hay Chủ nhật, ông
tập họp sinh viên khoa Triết trong một gian phòng của Sainte-Anne, mảng
tường của gian phòng phía đối diện với các khung cửa sổ đầy kín những bức
họa vui tươi của những người điên. Ở đấy, ta đã cảm thấy mình như được phơi
ra trước một dạng thức đặc biệt của thói chuộng lạ. Đứng trên một bục giảng,
Dumas trưng ra tấm thân lực lưỡng, như được tạc bằng dao quắm, bên trên là
một cái đầu gồ ghề giống như một khối rễ cây lớn vì bị ngâm lâu dưới đáy biển
mà trắng bệch ra và trơ trụi đi. Bởi nước da vàng như sáp của ông khiến khuôn
mặt ông, mái tóc bạc mà ông cắt theo kiểu chiếc bàn chải và rất ngắn, với
chòm râu, cũng màu trắng, lởm chởm chĩa ra mọi hướng, tất cả đều kết lại làm
một. Cái gốc cây chết kỳ lạ ấy, vẫn còn tua tủa những chùm rễ phụ, bỗng nhiên
sống động tính người nhờ một cái nhìn nồng cháy, khiến cho mái tóc càng
trắng phau ra, sự đối lập càng mạnh do màu trắng của chiếc áo sơ mi, chiếc cổ
áo hồ bột và bẻ gập xuống, tương phản với chiếc mũ rộng vành, dải cà vạt và
bộ quần áo, bao giờ cũng màu đen.

Những buổi giảng của ông chẳng dạy điều gì to tát; không bao giờ ông

chuẩn bị trước một bài giảng, tin chắc ở bề ngoài quyến rũ của mình, tác động
đến cử tọa bằng nghệ thuật biểu cảm của đôi môi méo xệch đi bằng một cái
nhếch mép linh hoạt và nhất là bởi giọng nói của ông, khàn khàn và du dương:
đích thực là giọng một nữ thần mình người đuôi cá với những trầm bổng khác
lạ không chỉ khiến ta nhớ đến thổ âm vùng Languedoc quê ông, mà ngoài
những nét đặc trưng của ngôn ngữ địa phương còn gợi đến những kiểu cách hết

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.