NHIỆT ĐỚI BUỒN - Trang 358

Sự tương phản này giữ những thái độ tâm lý và các chức năng kinh tế được

chuyển thành bình diện triết học và tôn giáo. Đối với người Nambikwara
những mối quan hệ giữa nam giới và nữ giới phản chiếu về hai cực quanh đó
cuộc sống của họ được tổ chức: một mặt cuộc sống tĩnh tại, nông nghiệp, dựa
trên hoạt động kép của nam giới dựng lên các túp lều và làm vườn, mặt khác là
thời kỳ du cư, trong đó sự tồn tại chủ yếu được đảm bảo bởi việc hái lượm của
nữ giới; một cái là biểu hiện của an toàn và thoải mái về thức ăn, cái kia là
phiêu lưu và đói kém. Trước hai hình thái tồn tại ấy, một cái mùa đông và một
cái mùa hè, người Nambikwara phản ứngheo những cách rất khác nhau. Họ nói
tới hình thái thứ nhất với nỗi buồn phiền phải chấp nhận một cách có ý thức và
nhẫn nhục thân phận con người, cứ phải lặp đi lặp lại một cách buồn tẻ những
hành vi giống nhau; trong khi họ mô tả hình thái kia thật phấn khích và bằng
giọng hào hứng của khám phá.

Tuy nhiên, các quan niệm siêu hình của họ đảo ngược những mối quan hệ

ấy. Sau khi chết, linh hồn người đàn ông hóa thân vào con báo; linh hồn phụ nữ
và trẻ em thì bị cuốn lên không trung và vĩnh viễn tan biến. Sự phân biệt này
giải thích tình trạng phụ nữ bị gạt ra khỏi các nghi lễ thiêng liêng nhất, vào thời
kỳ mở đầu công việc nông nghiệp, chế tác những cây sáo dọc bằng tre “no nê”
lễ vật và do đàn ông thổi, ở một nơi đủ xa các túp lều để cho phụ nữ không thể
nhìn thấy được.

Dù không đúng mùa, tôi rất muốn được nghe sáo và có được vài chiếc.

Chiều ý tôi, một nhóm đàn ông đi tìm: tre to chỉ mọc trong rừng xa. Ba hay
bốn hôm sau, tôi bị đánh thức dậy giữa đêm; những người đi tìm đã chờ cho
phụ nữ ngủ hết. Họ dẫn tôi ra xa khoảng một trăm mét, tại đó, nấp trong các
bụi cây, họ đẽo gọt các cây sáo dọc, rồi thổi. Bốn người cùng thổi một lúc,
nhưng vì các nhạc cụ không kêu chính xác như nhau, có cảm giác một hòa âm
nhiễu loạn. Giai điệu khác những bài hát Nambikwara tôi đã quen, do các khổ
và các quãng cách của chúng gợi nhớ luân khúc đồng quê bên chúng ta; cũng
khác với những tiếng kêu the thé của những chiếc kèn đầu ngỗng có ba lỗ thổi
bằng mũi, làm bằng những mảnh quả bầu gắn lại bằng sáp. Còn các giai điệu
chơi trên sáo dọc, chỉ có vài nốt, nổi bật vì một sắc màu và những biến tấu về

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.