NHIỆT ĐỚI BUỒN - Trang 41

chấp nhận tham gia vào những công việc và những bữa ăn thanh đạm của một
nhúm thủy thủ bị ném vào cuộc phiêu lưu một con tàu bí mật, nằm ngủ ngay
trên boong và được phó thác suốt nhiều ngày dài cho cuộc đối mặt đầy rủi may
với biển cả.

Cuối cùng, tôi có được tấm vé hành khách đi trên tàu Thuyền trưởng Paul -

Lemerle, nhưng tôi chỉ bắt đầu hiểu ra vào cái ngày bước xuống tàu, vượt qua
những hàng rào đám lính canh lưu động, đầu đội mũ sắt, súng tiểu liên kè kè
bên tay, họ vây kín bến tàu và cắt đứt mọi sự tiếp xúc của hành khách với họ
hàng, bạn bè đến đưa tiễn, rút ngắn những cuộc chia tay bằng những cú đấm
đá, xô đẩy và những lời chửi rủa; quả là cuộc phiêu lưu đơn độc, đúng hơn đó
là cuộc ra đi của những người tù khổ sai. Còn hơn cái cách người ta đối xử với
chúng tôi, số người trên tàu khiến tôi sửng sốt. Người ta nhét khoảng ba trăm
rưỡi người trên một con tàu nhỏ chạy bằng hơi nước - mà tôi đã đi kiểm tra
ngay khi lên tàu - chỉ có hai căn phòng với tổng cộng bảy giường nằm. Một
phòng đã dành cho ba phụ nữ, phòng còn lại được phân chia cho bốn người
đàn ông trong đó có tôi, ưu tiên đặc biệt do M. B. cảm thấy (xin cảm ơn ông ấy
về chuyện này) không thể vận chuyển một trong số những hành khách hạng
sang lâu năm của ông như chở gia súc. Bởi tất cả những người bạn đồng hành
còn lại của tôi, đàn ông, đàn bà và trẻ con bị dồn chất vào trong những khoang
hầm tàu, chẳng có không khí cũng chẳng có ánh sáng, ở đó đám thợ mộc của
công ty hàng hải đã dựng qua quýt những chiếc giường tầng, có rải đệm rơm.
Trong số bốn người đàn ông được đặc quyền, một người là nhà buôn kim khí
người Áo, hẳn ông ta phải biết cái giá của quyền ưu tiên này; một người khác
một tay “béké” trẻ, - tức là người da trắng giàu có, sinh ra ở thuộc địa da đen -
do chiến tranh mà bị cắt đứt liên lạc với đảo Martinique quê hương và là người
xứng đáng được sự chăm sóc đặc biệt, do vì, trên con tàu này, ông là người duy
nhất không bị coi là người Do Thái, người nước ngoài hoặc phần tử vô chính
phủ; người cuối cùng là một nhân vật Bắc Phi bình thường, nói là chỉ đến New
York vài ngày thôi (ý đồ thật là kỳ lạ nếu nghĩ rằng chúng tôi phải mất ba
tháng trời để tới được nơi đó), người này mang theo trong va li một bức tranh
của Degas

[11]

và mặc dù cũng là Do Thái như tôi, nhưng lại tỏ ra là persona

grata trước mọi nhân viên cảnh sát, mật vụ, sen đầm và các cơ quan an ninh tại

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.