NHIỆT ĐỚI BUỒN - Trang 469

được quan sát khác biệt với xã hội của anh. Song, ở đây còn nhiều hơn và khác
hơn là một chuyện kỳ cục; tôi biết có những nhà dân tộc học theo thời. Nhưng
họ theo thời một cách buông thả, do một kiểu đồng hóa thứ cấp xã hội của họ
với xã hội họ nghiên cứu. Bao giờ họ cũng trung thành với loại sau hơn. Và
nếu họ có từ bỏ sự chống đối ban đầu đối với xã hội của mình, ấy là vì họ dành
cho các xã hội đang nghiên cứu sự nhân nhượng được cho thêm, là vì nhìn
nhận xã hội của họ giống như họ từng muốn người ta nhìn nhận tất cả các xã
hội khác. Vẫn không tránh được cái thế lưỡng nan: hoặc là nhà dân tộc học gắn
bó với những chuẩn mực của nhóm người của mình, và những chuẩn mực khác
chỉ có thể khêu gợi ở anh ta một sự tò mò thoáng qua, trong đó không bao giờ
thiếu sự bài xích; hoặc anh ta có thể hoàn toàn trao hết mình theo các chuẩn
mực khác đó, và anh sẽ không còn giữ được tính khách quan, do muốn hay
không, trao mình cho tất cả các xã hội, ít nhất anh cũng đã chối bỏ một xã hội.
Như vậy anh phạm chính cái sai lầm mà anh đã chê trách ở những người nghi
ngờ ý hướng thiên vị trong nghề nghiệp của anh.

Sự ngờ vực này xảy ra lần đầu tiên trong tôi, trong kỳ lưu trú bắt buộc ở

quần đảo Antilles mà tôi đã nhắc đến ở đoạn đầu sách này. Ở Martunique, tôi
đã đi thăm những lò rượu rum thô sơ và cẩu thả; ở đó người ta sử dung các
dụng cụ và kỹ thuật vẫn đúng nguyên như hồi thế kỷ XVIII. Ngược lại, ở Porto
Rico, những xí nghiệp của Công ty nắm độc quyền đối với toàn bộ việc trồng
mía, trưng ra cái cảnh những bể chứa tráng men trắng và hệ thống vòi chảy mạ
bạc. Tuy nhiên, rượu rum Martinique, nhâm nhi ngay dưới chân những thùng
chứa lớn bằng gỗ vón cục những chất thải, lại sánh và thơm phức, trong khi
rượu Porto Rico tầm thường và gắt đắng. Có cái tinh tế của rượu Martinique là
do từ những chất bẩn mà một lối chế biến cổ xưa khiến cho nó còn giữ được?
Tôi thấy ở sự tương phản này cái nghịch lý của nền văn minh đi tìm vẻ đẹp của
mình chủ yếu ở những cặn bã nó thải đi trong dòng chảy của nó mà chúng ta
không vì thể không thể không thanh lọc. Bằng hai lần đúng, chúng ta lại sai. Vì
chúng ta đúng khi tỏ ra hợp lý tìmăng trưởng sản xuất và hạ giá thành. Nhưng
chúng ta cũng đúng khi nâng niu những khiếm khuyết mà chúng ta ra sức thải
loại. Cuộc sống xã hội nằm chính trong việc hủy hoại những gì đem lại hương
vị cho nó. Mâu thuẫn ấy dường như tiêu tán khi ta chuyển từ việc xem xét xã

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.