NHIỆT ĐỚI BUỒN - Trang 476

ảnh của nó với hình ảnh các xã hội khác hy vọng chúng cũng sẽ phản chiếu lại
cùng những tì tật hay sẽ giúp cho nó giải thích được những tì tật của nó đã phát
triển trong lòng nó như thế nào. Nhưng, kể cả khi đúng là việc so sánh xã hội
của chúng ta với tất cả các xã hội khác, đương đại hay đã biến mất, gây ra sự
sụp đổ các nền tảng của nó, thì những xã hội khác cũng sẽ phải chịu cùng một
số phận như vậy. Tình trạng trung bình chúng tôi vừa nhắc tới trên đây sinh ra
mấy con yêu tinh: hóa ra là chúng ta cũng thuộc vào trong số đó; không hề tình
cờ, bởi vì, trong cuộc ngẫu hợp đáng buồn này, nếu chúng ta không từng và
không xứng chiếm vị trí hàng đầu, thì nhà dân tộc học đã không thể nào xuất
hiện trong xã hội chúng ta sẽ không cảm thấy có nhu cầu về sự xuất hiện của
anh ta. Nhà dân tộc học có thể càng ít quan tâm hơn đến nền văn minh của anh
ta và tự tách mình khỏi các lỗi lầm của nó thì sự tồn tại của chính anh ta thậm
chí càng khó hiểu, nếu không phải như là một mong muốn chuộc lỗi: anh ta là
biểu tượng của một sự chuộc tội bằng khổ hạnh. Nhưng nhiều xã hội khác
cũng tham dự cái tội tổ tong ấy. Hẳn là không nhiều lắm và càng lùi xuống trên
các bậc thang của sự tiến bộ thì càng hiếm hơn. Tôi chỉ cần nói đến người
Aztèque, vết thương mở bên sườn của nền văn minh châu Mỹ, luôn bị ám ảnh
bởi máu và nhục hình (đúng ra là phổ biến, nhưng ở họ thì rõ rệt hơn dưới hình
thức thái quá
có thể xác định được bằng lối so sánh) - cũng có thể giải thích là
do nhu cầu thuần hóa cái chết - đặt bên cạnh chúng ta, không phải như là
những bất công duy nhất, mà là bất công theo cung cách của chúng ta, một
cách quá trớn.

Tuy nhiên, lời kết tội chính chúng ta này, do chính chúng ta bắt mình phải

chịu, không buộc chúng ta phải dành một danh hiệu cao nhất có xã hội này hay
xã hội kia hiện hữu hay là đã qua, được xác định ở một điểm cụ thể trong thời
gian và không gian. Như vậy thì sẽ thực sự là bất công; vì, khi tiến hành theo
cách đó, chúng ta sẽ không biết được rằng, nếu chúng ta là thành viên của xã
hội đó, chúng ta sẽ thấy nó là không thể chấp nhận: chúng ta sẽ kết tội nó cũng
nhân danh cái xã hội mà chúng ta là thành viên. Như vậy liệu chúng ta có đi tới
chỗ lên án mọi trang thái xã hội, bất kỳ nó như thế nào? Đi tới chỗ tôn vinh
một trạng thái tự nhiên mà trật tự xã hội sẽ chỉ làm cho hư hỏng hết? “Hãy coi
chừng kẻ tới đây để lập lại trật tự”, Diderot

[110]

đã nói như vậy và đó là lập

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.