NHIỆT ĐỚI BUỒN - Trang 478

Chưa bao giờ Rousseau phạm phải sai lầm của Diderot, người đã lý tưởng

hóa con người tự nhiên. Ông không mạo hiểm trộn lẫn trang thái tự nhiên và
trạng thái xã hội, ông biết rằng trạng thái xã hội gắn với con người; nhưng nó
kéo theo những tệ nạn; câu hỏi duy nhất là biết được liệu bản thân những tệ
nạn ấy có gắn liền với trạng thái hay không. Vậy nên, phía sau những sai lầm
và những tội ác, hãy tìm cho ra cái nền móng vững bền của xã hội loài người

So sánh dân tộc học góp phần vào cuộc tìm kiếm đó bằng hai cách. Nó chỉ

ra rằng cái nến móng đó không thể tìm thấy trong nền văn minh của chúng ta:
trong tất cả các xã hội được quan sát, chắc chắn đây là xã hội đã rời xa cái nền
tảng đó nhất. Mặc khác, bằng cách trung thành, những kiểu mẫu đó chỉ ra
phương hướng mà cuộc dò xét phải nhằm vào đó. Rousseau cho rằng kiểu sống
mà ngày nay chúng ta gọi là thời kỳ đồ đá mới cung cấp hình ảnh thực nghiệm
gần gũi hơn cả. Có thể đồng ý hay không đồng ý với ông. Tôi nghiêng về phía
cho là ông có lý. Thời kỳ đồ đá mới, con người đã thực hiện được phần lớn
những phát minh cần thiết để đảm bảo sự an toàn cho mình. Chúng ta đã thấy
vì sao người ta loại chữ viết ra ngoài; nói rằng chữ viết là con dao hai lưỡi
không phải là dấu hiệu của tình trạng nguyên thủy; các nhà điều khiển học hiện
đại đã tái khám phá ra sự thực đó. Trong thời đồ đá mới, con người đã chống
được rét và đói; họ lại bệnh tật, nhưng không có gì chắc là những tiến bộ về vệ
sinh đã làm được gì ngoài việc đẩy ta rơi vào những cơ chế khác, nhưng trận
đói lớn và những cuộc chiến tranh hủy diệt, gánh nặng phải duy trì một mức độ
dân số mà các cơn dịch bệnh góp sức theo một cung cách cũng không đáng sợ
hơn những cung cách khác.

Ở cái thời huyền thoại ấy, con người không được tự do hơn bây giờ; nhưng

chỉ duy nhất có việc là nhân loại khiến anh ta không thành một kẻ nô lệ. Do
quyền lực của con người đối với thiên nhiên còn rất yếu ớt, quanh ta cảm thấy
được che chở - và ở một mức độ nào đó vượt qua - bởi cái đệm giảm xóc của
những giấc mơ. Dần dà khi những giấc mơ ấy biến thành tri thức, sức mạnh
của con người được tăng lên; nhưng, “nối mạch trực tiếp” - nếu có thể nói như
vậy - với vũ trụ, cái sức mạnh mà chúng ta hết sức lấy làm kiêu hãnh kia thực
sự là gì nếu không phải là cái ý thức chủ quan về một sự gắn kết từng bước của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.