NHIỆT ĐỚI BUỒN - Trang 484

trước Công nguyên, xuống đến Bactriane, Oxus, Kaboul và cuối cùng là Bắc
Ấn Độ mà họ chiếm giữ vào năm 60, trong khoảng thời gian bên cạnh người
Parthes. Rơi vào cảnh suy tàn từ thế kỷ thứ III, người Kushan biến mất do
những đòn tấn công của những người Huns

[117]

200 năm sau đó. Khi người

khách hành hương Trung Quốc Huyền Trang tới thăm Raxila vào thế kỷ thứ
VII, ông chỉ còn thấy những dấu vết của một thời huy hoảng đã qua.

Ở trung tâm Sirkap, nơi những phế tích còn vẽ ra lờ m trên mặt đất sơ đồ

bốn cạnh và những đường phố thẳng tắp như căng dây, một công trình kiến
trúc nói lên đầy đủ ý nghĩa của Taxila; đó là ngôi bàn thờ được gọi là “con đại
bàng có hai đầu”, trên bệ của nó có thể thấy ba hàng hiên chạm nổi: một cái có
trán tường, kiểu Hy La, một cái hình chuông kiểu Bengali, cái thứ ba trung
thành với kiểu Phật giáo cổ đại của những cổng vào ở Bharhut. Nhưng sẽ vẫn
còn là hạ thấp giá trị của Taxila khi chỉ thu hẹp nó vào địa điểm nơi trong mấy
thế kỷ, ba dòng truyền thống tinh thần lớn nhất của Cựu Thế giới đã song song
tồn tại Hy Lạp cổ, Ấn Độ giáo, Phật giáo; vì Ba Tư của Zoroastre cũng có mặt
ở đây, và cùng với người Parthes và người Scythes, nền văn minh của đồng cỏ
này được hòa trộn ở đây với cảm hứng Hy Lạp để sáng tạo ra những món trang
sức đẹp nhất chưa từng xuất hiện dưới bàn tay của một người thợ kim hoàn;
những kỷ niệm đó còn chưa bị quên lãng thì đạo Hồi đã tràn vào vùng đất này
để không rời khỏi đó nữa. Chỉ trừ có Cơ đốc giáo, còn thì mọi ảnh hưởng từng
thấm sâu vào nền văn minh của Cựu Thế giới đều được tập trung ở đây. Những
ngọn nguồn xa xôi đã hòa chung nước. Bản thân tôi, một du khách châu Âu
ngẫm suy trước những phế tích này tôi chứng thực truyền thống còn thiếu
vắng. Còn có nơi nào tốt hơn khu di tích này trưng ra cho anh ta cái vũ trụ vi
mô, để cho khuôn viên của Bhir Mound, được giới hạn trong một bờ dốc
những đống đất đào xi. Ngôi làng khiêm tốn này, nay chỉ còn lại móng nhà,
không còn nhô lên cao hơn bề mặt những con đường bố trí theo lối hình học tôi
đang đi. Tôi thấy như mình ngắm nhìn sơ đồ ngôi làng từ một vị trí rất cao hay
rất xa, và ảo ảnh này càng thêm rõ vì việc không có cây cối càng làm tăng
thêm chiều sâu của lịch sử. Trong những ngôi nhà này hẳn xưa đã từng sống
những người thợ điêu khắc Hy Lạp đã đi theo Alexandre, những người sáng
tạo ra nghệ thuật Gandhara và đã tạo cảm hứng cho các tín đồ Phật giáo xưa có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.