NHIỆT ĐỚI BUỒN - Trang 488

vùng dâm dục của mình, mà đấy là chính chức năng của một ngôi đền. Trong
những người Hindou, tôi nhìn ngắm hình ảnh ngoại lai của chúng ta, được gửi
trả lại bởi những người anh em Ấn Âu tiến hóa dưới một môi trường khác, tiếp
xúc với những nền văn minh khác, nhưng những thèm khát thầm kín cũng
giống y như chúng ta đến mức vào những thế kỷ nào đó, như hồi những năm
1900, cả ở chỗ chúng ta, chúng nổi lộ lên trên bề mặt.

Không có chút gì tương tự như vậy ở Agra, nơi ngự trị những hình bóng

khác: những hình bóng của Ba Tư Trung Đại, của Ả-Rập thông thái, dưới một
hình thức mà nhiều người cho là mang tính ước lệ. Tuy nhiên, tôi coi thường
mọi du khách còn giữ được đôi chút tươi mát trong tâm hồn mà lại không cảm
thấy choáng váng khi, bước chân qua vòng thành đền Taj cũng là lúc bước qua
những khoảng cách và những thời đại, nhẹ nhàng nhập vào thế giới của Nghìn
lẻ một đêm; quả là kém tinh tế hơn ở Itmadud Daulah, ngọc ngà, châu báu, kho
báu màu trắng, màu be, màu vàng; hay với ngôi mộ màu hồng của Akbar, chỉ
có khỉ, chim vẹt và linh dương, ở cuối một cánh đồng cát nơi màu xanh rất
nhạt của cây mimode lẫn vào các sắc độ của đất: quang cảnh rộn ràng vào buổi
tối do những con vẹt lông xanh hay chim dẻ màu lam ngọc, tiếng vỗ cánh nặng
nề của những con công và những tiếng léo nhéo dài dòng của bầy khỉ ngồi
dưới các gốc cây.

Nhưng giống như những lâu đài của Pháo Đài Đỏ và lăng mộ của Jehangir ở

Lahore, đền Taj vẫn là giàn giáo phủ chăn, được chép lại bằng cẩm thạch. Vẫn
còn nhận ra được những chiếc cột cao dùng để chống các tấm phủ. Ở Lahore,
những tấm phủ này thậm chí được sao chép bằng tranh khảm. Các tầng gác
không tự tạo dáng mới, chúng lặp lại nhau. Đâu là lý do sâu xa của sự nghèo
nàn ấy, từ đó ta có thể suy đoán ra nguồn gốc thái độ coi thường hiện thời của
những người theo đạo Hồi đối với các nghệ thuật tạo hình? Ở Viện Đại học
Lahore, tôi gặp một bà người Anh, lấy chồng theo đạo Hồi, bà là chủ nhiệm
khoa Mỹ thuật. Chỉ có các cô gái được phép theo học trong khoa của bà; môn
điêu khắc bị nghiêm cấm, âm nhạc phải dạy lén, hội họa được dạy như một
nghệ thuật không chuyên. Do Ấn Độ và Pakistan được chia tách theo đường
ranh giới tôn giáo, ta chứng kiến một thứ cực đoan khắc khổ và nghiêm ngặt về

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.