NHIỆT ĐỚI BUỒN - Trang 489

đạo đức. Người ta bảo “ở đây nghệ thuật đã vào chiến khu”. Không chỉ phải
trung thành với đạo Hồi, có thể còn hơn thế nữa, phải khước từ Ấn Độ: phá bỏ
các thần tượng làm tái sinh Abrahamý nghĩa chính trị và quốc gia hoàn toàn
mới. Bằng việc chà đạp nghệ thuật, người ta khước từ Ấn Độ.

Vì việc tôn thờ thần tượng - khi ta hiểu từ này theo nghĩa chính xác của nó,

chỉ sự hiện diện cụ thể của thần thánh trong tượng hình của họ - luôn luôn sống
động ở Ấn Độ. Cả trong các đại giáo đường bằng bê tông cốt thép sừng sững ở
những vùng ngoại ô xa xôi của Calcutta, được dành cho những tế lễ mới đây
mà các giáo sĩ, đầu trọc, đi chân đất và khoác trên người một tấm vải vàng,
ngồi sau những chiếc máy chữ, tiếp khách trong những văn phòng rất hiện đại
bao quanh thánh đường, bận bịu quản lý các khoản lợi nhuận thu được từ
chuyến đi truyền giáo gần đây nhất ở California, lẫn trong các khu phố nghèo,
ở Kali Ghat: “Đền thờ thế kỉ XVII”, các thầy tu hướng dẫn du lịch thành thạo
giới thiệu với tôi; nhưng lại được ốp gạch men cuối thế kỷ XIX. Vào giờ này,
thánh đường đóng cửa; nếu tôi trở lại buổi sáng, sẽ có thể đứng từ một điểm cụ
thể người ta chỉ cho, và nhìn thấy nữ thần qua khe cửa hé mở, giữa hai chiếc
cột. Ở đây cũng như ở ngôi đền lớn Krishna bên bờ sông Hằng, đền là dinh thự
của một vị thần chỉ tiếp khách vào những ngày lễ hội; những người đến cúng
hằng ngày chỉ có mỗi việc đứng trong các hành lang và nghe các đệ tử kể lại
những câu chuyện lan man về tâm trạng của thầy. Nên tôi đành lòng đi thơ
thẩn xung quanh, trong những ngõ hẻm nhan nhản những người ăn mày chờ
đợi thời khắc được nuôi sống bằng các món phụ thu từ lễ cúng, thủ đoạn của
một hoạt động thương mại tham lam - những tờ tranh in màu và những pho
tượng nhỏ bằng thạch cao hình các vị thần - cùng với đây đó những vật chứng
trực tiếp hơn: các đinh ba màu đỏ và những hòn đá dài dựng sát vào trong ruột
một cây đa, đó là thần Siva; các bàn thờ đỏ thẫm này là thần Laksmi; cái cây
cành treo vô số các lễ vật: những viên sỏi và những mẩu vải, là nơi ở của thần
Mamakrishna chuyên chữa cho các phụ nữ vô sinh; và những chiếc bàn thờ
đầy hoa này là vị thần tình yêu: Krishna.

Trước cái nghệ thuật tôn giáo rẻ tiền, nhưng sống động không sao tưởng

tượng nổi này, những người Hồi giáo đối nghịch lại chỉ bằng một họa sĩ duy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.