NHIỆT ĐỚI BUỒN - Trang 500

Hôm nay, chính là từ bên của đạo Hồi mà tôi ngắm nhìn Ấn Độ; nhưng Ấn

Độ của Đức Phật, có trước Mahomet, đối với tôi là một người châu Âu và vì là
người châu Âu, sừng sững lên giữa suy nghĩ của chúng ta và những học thuyết
gần gũi nhất với nó, như một kẻ ngăn trở chất phác trong một vòng người mà
những bàn tay vốn đã có thể kết nối với nhau, của phương Đông và phương
Tây, đã bị nó chia cách ra. Tôi sắp phạm phải sai lầm nào đây sau những người
Hồi giáo tự xưng là Cơ đốc giáo và là người phương Tây và dựng lên ở
phương Đông của họ ranh giới giữa hai thế giới! Cả hai thế giới đều gần với sự
lỗi thời của họ hơn là bất cứ một thế giới nào trong cả hai. Tiến hóa hợp lý đi
ngược với tiến hóa lịch sử: Đạo Hồi đã cắt làm đôi một thế giới văn minh hơn.
Cái nó coi là đương thời lại là thuộc về một thời đã qua, nó sống trong một sự
lệch pha một thiên niên kỷ. Nó đã thực hiện được một công cuộc cách mạng;
nhưng công cuộc này lại được thực hiện cho một bộ phần chậm trễ của nhân
loại, nên trong khi gieo mầm cái có thực nó đã làm suy kiệt cái tiềm tàng: nó
đã xác lập một tiến bộ lại là mặt trái của một dự án.

Hãy để cho phương Tây quay trở lại ngọn nguồn cuộc chia tách của nó: xen

vào giữa Phật giáo và Cơ đốc giáo, đạo Hồi đã Hồi giáo hóa chúng ta, khi
phương Tây để cho mình bị lôi cuốn vào các cuộc thập tự chinh chống lại nó,
tức là cũng giống hệt như nó, thay vì, nếu như đã không có nó, để cho mình từ
từ được thẩm thấu với Phật giáo sẽ khiến cho chúng ta càng trở nên Cơ đốc
hơn và theo một đường hướng còn Cơ đốc hơn cả là giả như chúng ta có quay
trở về tân thời trước Cơ đốc giáo. Chính như vậy đó mà phương Tây đã đành
mất cơ hội được còn là nữ.

Dưới nguồn sáng đó tôi hiểu rõ tính nước đôi của nghệ thuật Nguyên Mông.

Nỗi xúc động nó gợi lên chẳng hề mang chút tính chất kiến trúc nào: mà là một
cái gì đó thuộc về thơ và nhạc. Song, có phải vì thế mà nghệ thuật Hồi giáo cứ
phải mãi còn hư ảo? Một “giấc mơ bằng đá hoa cương”, người ta nói như vậy
về đền Taj Mahal; công thức đó của Baedeker

[121]

chứa đựng một chân lý rất sâu

xa. Người uyên Mông cổ đã nằm mơ về nghệ thuật của họ, họ đã sáng tạo ra
những lâu dài của những giấc mơ; họ không xây dựng, mà sao chép. Vậy nên,
những công trình ấy có thể làm xao động chúng ta vừa bằng vẻ trữ tình của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.