luôn biết khi nào chúng gặp khó khăn. Về phần tôi, tôi không ngả về cách
diễn giải này. Tôi không oán hận người mẹ cũng giống nhiều người mẹ
khác ấy. Đói nghèo là một chiếc lưỡi hái: nó gặt trong chúng tôi tất cả
những gì chúng tôi có khả năng và đem lại cho người khác, để lại chúng tôi
trống rỗng, sạch, sạch trơn tình cảm, để có thể chịu đựng được tất cả sự đen
tối của hiện tại. Nhưng tôi cũng không có niềm tin quá tươi đẹp; không hề
có tình mẫu tử trong trực giác đó của mẹ tôi, mà chỉ là những hành động
xuất phát từ sự tin chắc vào bất hạnh. Đó là một dạng ý thức bẩm sinh mà
cội rễ đã ăn sâu vào nơi sâu thẳm nhất của trái tim, khiến người ta nhớ rằng
với những người cùng khổ như chúng tôi, sẽ đến một buổi tối mưa to, một
đứa con gái bị ô nhục sẽ trở về chết ở nhà.
Chị Lisette sống thêm khoảng thời gian đủ để sinh ra một đứa trẻ.
Đúng như người ta mong đợi: đứa trẻ mất ba giờ sau khi được sinh ra. Bố
mẹ tôi coi thảm cảnh này là chuyện rất tự nhiên, vì thế họ chẳng động lòng
hơn – cũng không kém – như khi mất một con dê. Nhưng từ thảm cảnh này,
tôi nghiệm thấy hai điều chắc chắn: kẻ mạnh thì sống, kẻ yếu thì chết, trong
những hoàn cảnh sung sướng và đau khổ tỉ lệ với vị thế thứ bậc của mình,
và mình và bần cùng, chắc chắn tôi sẽ phải chịu hình phạt tương tự nếu tôi
hy vọng kiếm lợi từ trí óc, bất chấp giai cấp của mình. Cuối cùng, vì tôi
cũng không thể là thực chất của bản thân, tôi thấy mình phải đeo con đường
bí mật: tôi phải im lặng về bản chất của mình và không bao giờ xen vào thế
giới khác.
Từ im lặng, tôi trở thành sống trong bí mật.
Rồi đột nhiên tôi nhận ra rằng mình đang ngồi trong bếp của chính
mình một nơi ẩn náu vô hình và tôi đã học được cách không bao giờ xen
vào thế giới đó, rằng mình đang khóc, nước mắt giàn giụa, trong khi một bé
gái có cái nhìn vô cùng ấm áp đang cầm tay tôi, vuốt nhẹ các đốt ngón tay
và tôi cũng nhận ra rằng rôi đã nói hết, kể hết mọi chuyện: chị Lisette, mẹ