của bao nghĩa quân đang bị bao vây hàng tháng trời ròng rã tại Phú
Quốc”.(Paul Vial, sách đã dẫn)
Rất tiếc bản cáo của lãnh binh Tấn gửi cho thống đốc Nam kỳ về "việc bắt
Nguyễn Trung trực và Tống binh Cân" đã bị thất lạc từ ngày 23 tháng 5
năm 1950, vì thế sự việc chưa được tường tận (Nguyễn Nghị, Nguyễn
Trung Trực qua một số tư liệu của Pháp cho biết: "Nhiều hồ sơ tương đối
quan trọng trong những năm 1860 đến đầu thập niên 1870, đã được ghi là
phát hiện mất.
Theo một số nhà chuyên môn thì người Pháp khi trở lại Việt Nam đã lấy
đi..."(Nam Bộ, xưa và nay, NXB TP. HCM và tạp chí Xưa và Nay, năm
2005, tr.255)
III.Thọ tử:
Pháp phủ dụ Nguyễn Trung Trực qui thuận không được nên vào ngày 27
tháng 10 năm 1868, đô đốc toàn quyền Nam Kỳ G.Ohier cho đưa ông về lại
Rạch Giá và đã sai một người khmer trên Tưa (người dân thường gọi ông là
Bòn Tưa) đưa ông ra hành hình tại chợ Rạch Giá, hưởng dương khoảng 30
tuổi.
Ðịa điểm hành quyết ngay tại miếng đất đối diện ”chợ nhà lồng” Rạch Giá,
lúc bấy giờ còn cây da cổ thụ.
Trên miếng đất thấm máu Nguyễn Trung Trực, người Pháp cho xây lên Nhà
Giây Thép, về sau là Ty Bưu Ðiện tỉnh lỵ. Riêng cây da cổ thụ đã bị đốn
vào năm 1947.
Người ta kể rằng:
Vào buổi sáng ngày 27-10-1868, nhân dân Tà Niên (theo Lược sử Đình
Vĩnh Hòa Hiệp do Ban Bảo vệ di tích tổ chức biên soạn và ấn hành vào
tháng 1 năm 2008: “Từ đầu tháng 6 năm 1867 đến ngày 16 tháng 6 năm
1868, dân làng Tà Niên (nay là xã Vĩnh Hòa Hiệp) đã đùm bọc, chở che
nghĩa quân Nguyễn Trung Trực, để họ chuẩn bị tấn công đồn Kiên Giang )