NHÌN LẠI CUỘC KHỞI NGHĨA CỦA ANH HÙNG DÂN TỘC NGUYỄN TRUNG TRỰC - Trang 8

những nhóm người đông đảo, do họ được cổ vũ bởi trận đốt tàu
Espérance…Một trong ba chiếc đó, chiếc tiểu hạm số 3. Viên sĩ quan chỉ
huy tàu này đã bị thương.
”(sách đã dẫn, tr. 195)

Và Georfes Taboulet đã thú nhận:
Cuộc nổi dậy bất ngờ bùng nổ vào ngày 16 tháng 12 năm 1862 (trận Sông
Tra), và chẳng mấy chốc lan rộng ra. Ba chiếc tuần tra và nhiều đồn bót bị
đánh chiếm, như đồn Rạch Tra, gần Sài Gòn; trong trận đó, viên đại úy
Thouroude đã tử trận…
.(Georfes Taboulet:“ La geste Francais en
Indochine”, Paris, 1956, tr. 481)

2.2 Kiếm bạt Kiên Giang:

Sau khi 3 tỉnh miền Đông Nam Bộ mất (hòa ước Nhâm Tuất 1862),
Nguyễn Trung Trực rút về hoạt động ở ba tỉnh miền Tây. Đầu năm 1867,
ông ra Huế nhậm chức Lãnh binh, đến giữa năm 1867, lại về Hà Tiên giữ
chức Hà Tiên thành thủ úy để trấn giữ đất này.(theo biên bản hỏi cung tại
khám lón sài Gòn. Có tài liệu nói Nguyễn Trung Trực nhận chức khi ở Tân
An, có tài liệu nói ông ra Bình Định nhận chức.)

khi thành Hà Tiên thất thủ ngày 23 tháng 6 năm 1867, ông theo lệnh triều
đình rút quân về Bình Thuận mà đưa quân về lập căn cứ ở Hòn Chông (nay
thuộc xã Bình An, huyện Hòn Chông, tỉnh Kiên Giang) Phan Thành Tài
cho biết lúc đó ông mới đổi tên thành Nguyễn Trung Trực.( sách đã dẫn, tr.
167)

Vào 4 giờ sáng ngày 16 tháng 6 năm 1868, nghĩa quân cùng nhiều người
dân yêu nước (có cả hương chức và người Hoa, người Khmer) do Nguyễn
Trung Trực chỉ huy đã bí mật, bất ngờ đánh úp đồn Kiên Giang, do quan tư
An Sart chỉ huy, tiêu diệt đối phương, trong số đó có 5 viên sĩ quan Pháp,
67 lính, thu trên 100 khẩu súng và nhiều đạn dược và làm chủ tình hình
được 5 ngày liền.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.