NHÌN LẠI CUỘC KHỞI NGHĨA CỦA ANH HÙNG DÂN TỘC NGUYỄN TRUNG TRỰC - Trang 9


Đây là lần đầu tiên, lực lượng nghĩa quân đánh đối phương ngay tại trung
tâm đầu não của tỉnh. Nhận tin chủ tỉnh Rạch Giá cùng viên trung úy
Gamard bị giết ngay tại trận, George Diirrwell gọi đây là “ một sự kiện bi
thảm
” (un événement tragique - theo “Bulletin de la Société des Etudes
Indochine de Saigon”, Sài Gòn, tr.40)

Hai ngày sau (ngày 18 tháng năm 1868), trung tá hải quân A. Léonard
Ansart, Trần Bá Lộc, Đỗ Hữu Phương mang binh từ Vĩnh Long sang tiếp
cứu. Ngày 21 tháng 6 năm 1868, Pháp phản công, ông phải lui quân về Hòn
Chông rồi ra đảo Phú Quốc, lập chiến khu tại Cửa Cạn nhằm chống đối
phương lâu dài (2)

Tháng 9 năm 1868, chiếc tàu Groeland chở Huỳnh Văn Tấn (còn được gọi
Huỳnh Công Tấn hay lãnh binh Tấn, trước có quen biết ông Trực vì cùng
theo Trương Định kháng Pháp. Sau này, Tấn trở thành cộng sự cho Pháp),
cùng 150 lính ở Gò Công đến đảo Phú Quốc để bao vây và truy đuổi ông
Trực.
Phạm Văn Sơn thuật chuyện:
Hương chức và dân trên đảo bị đội Tấn dọa phải theo và phụ lực với hắn
để bao vây bọn ông Trực. Sau hai trận ghê gớm, bọn ông Trực phải trốn
vào trong núi. Đội Tấn rượt theo, nghĩa quân bị kẹt trong một khe núi nhỏ
hẹp. Cùng đường, bọn ông Trực phải ra hàng...
(Việt sử tân biên , quyển 5,
tập thượng, Sài Gòn, 1962, tr.198)

Có người cho rằng để bảo toàn lực lượng nghĩa quân, nhân dân trên đảo và
lòng hiếu với mẹ (Pháp đã bắt mẹ của ông để uy hiếp), Nguyễn Trung Trực
tự ra nộp mình cho người Pháp và đã bị đưa về giam ở Sài Gòn.

Pau Vial lại cho rằng:

Nguyễn Trung Trực chịu nộp mạng, chỉ vì thiếu lương thự và vì mạng sống

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.