mình, không nhất thiết phải phù hợp với quyền lợi của người dân sống
trong xã hội đó, và lại càng ít phù hợp với quyền lợi của nhân loại nói
chung. Những lợi ích của nhân loại cần phải được bảo vệ tốt hơn so với
hiện nay.
Bài học chúng ta rút ra từ vụ tấn công 11/9 đó là đạo đức phải đóng vai
trò lớn hơn trong các vấn đề quốc tế. Những đe dọa không ngang sức chúng
ta đang phải đối mặt bắt nguồn từ sự bất cân xứng trong quá trình toàn cầu
hóa: Chúng ta có thị trường toàn cầu nhưng không có một xã hội toàn cầu.
Và chúng ta không thể xây dựng một xã hội toàn cầu mà không xét đến
những vấn đề đạo đức.
Nói vậy không có nghĩa là tôi bào chữa cho chủ nghĩa khủng bố ở bất kỳ
góc độ nào. Điều tôi muốn khẳng định là nền tảng đạo đức trong toàn cầu
hóa và sự thống trị của Mỹ là không đầy đủ. Thị trường là phi đạo đức, sự
theo đuổi tư lợi vô hạn không nhất thiết phục vụ cho lợi ích chung và sức
mạnh quân sự không phải lúc nào cũng đúng. Điều này nghe có vẻ lạ quá,
đặc biệt sau khi những người vô tội bị giết dưới danh nghĩa lòng tin tôn
giáo bị bóp méo, tuy nhiên đó lại là sự thật. Tôi đã nói điều này từ trước sự
kiện 11/9.
Ở vị thế thống trị, Mỹ mang trọng trách đặc biệt đối với thế giới. Không
có thỏa thuận quốc tế nào đạt được nếu không có Mỹ hợp tác. Vì vậy, Mỹ
là trở ngại chính trong hợp tác quốc tế ngày nay. Mỹ kịch liệt phản đối bất
kỳ thỏa thuận quốc tế nào xâm phạm đến chủ quyền của mình. Danh sách
này rất dài, bao gồm Tòa án tội phạm quốc tế, Hiệp ước chống mìn sát
thương, Nghị định thư Kyoto, nhiều công ước của ILO cũng như nhiều
Công ước chuyên ngành hơn như Công ước về Luật biển và Công ước về
đa dạng sinh học. Mỹ là một trong 9 nước còn lại không phê chuẩn Công
ước về đa dạng sinh học. Mỹ chỉ sẵn sàng gắn chủ quyền của mình với các
tổ chức quốc tế trong lĩnh vực duy nhất là xúc tiến thương mại quốc tế.
Trước sự kiện 11/9, chính quyền Bush thậm chí không muốn chấp nhận