nhằm tạo một sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong và ngoài
nước. Thoạt nghe có vẻ rất hay nhưng thực chất trong thế giới mà vốn tư
bản tự do di chuyển thì sân chơi chủ yếu chỉ dành cho các nhà đầu tư quốc
tế và các tập đoàn đa quốc gia. TRIMs đã thể chế hóa và củng cố sự thiên
vị này.
Các nước thường đưa ra các ưu đãi thuế và những trợ cấp khác cho các
tập đoàn xuyên quốc gia vì họ phải cạnh tranh với các nước khác để thu hút
đầu tư nước ngoài. Đến lúc cần khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự
chấp thuận sẽ được mua bằng tiền hối lộ. Các công ty khai khoáng và lọc
dầu có thể tham gia chống tham nhũng nhưng chỉ sau khi họ đã đạt được sự
chấp thuận, trong quá trình xin chấp thuận thì không có gì ngăn cản
họ
[31]
. WTO đã không có động thái nào để giải quyết những vấn đề này.
TRIMs được thành lập nhằm ngăn chặn sự phân biệt đối xử liên quan đến
thương mại đối với các tập đoàn xuyên quốc gia. Các quy tắc của Vòng
đàm phán Uruguay nhắm đến các yêu cầu về hàm lượng nội địa và kết quả
xuất khẩu mà nhiều nước đang phát triển áp dụng
[32]
. Mặt khác, việc các
nước phát triển sử dụng leo thang quy tắc xuất xứ hàng hoá hàm lượng nội
địa cao trong các thỏa thuận thương mại khu vực như NAFTA và Liên
minh Châu Âu (EU), ưu đãi về vị trí, và quy định chống phá giá phân biệt
đã không được các luật lệ của TRIMs đề cập đến. Sự thiếu cân bằng này
cần phải được khắc phục trong vòng đàm phán tới. WTO cũng không có
quy tắc nào chống lại hoạt động của các tập đoàn xuyên quốc gia làm
phương hại đến những quốc gia họ đang đầu tư.
Chúng ta khó có thể điều chỉnh cấu trúc của WTO để giải quyết vấn đề
hối lộ vì như thế cũng không làm giảm áp lực của vấn nạn này. Thuốc giải
nằm ở đâu đó mà chúng ta cần phải nỗ lực tìm kiếm. Đã có vài tiến triển tốt
như cách đây 25 năm Mỹ kết án những công ty Mỹ hối lộ cho các chính
phủ nước ngoài và gần đây hơn là OECD đã chấp thuận luật chống tham