nhũng. Nhưng vẫn cần thêm nhiều biện pháp khác. Chẳng hạn, Ủy ban
Chứng khoán và Hối đoái (SEC) có thể đưa ra yêu cầu các công ty dầu và
tài nguyên thiên nhiên phải công khai các khoản chi cho từng quốc gia, bất
kể trong hay ngoài nước, nếu các công ty này muốn cổ phiếu của mình
được lên sàn tại Mỹ. Qua đó có thể tính toán được các khoản chi và trách
nhiệm của những chính phủ nhận tiền. Một tổ chức phi chính phủ (NGO)
gọi là Nhân chứng Toàn cầu đã phát động phong trào ủng hộ biện pháp này,
và họ xứng đáng được hỗ trợ.
Có những lập luận để ủng hộ cho việc phát triển các doanh nghiệp vừa
và nhỏ (SMEs) trong nước, nhưng TRIMs, với vị trí hiện nay, không thấy
được vấn đề. Những quy tắc thương mại nên hỗ trợ cho loại hình này. Một
lần nữa, các hình thức khuyến khích cần phải nằm bên ngoài phạm vi của
WTO thông qua các khoản cho vay nhỏ và tăng hỗ trợ tài chính cho SMEs.
Đây là một phần của yếu tố thiếu sót sẽ được thảo luận trong chương tiếp
theo.
Chính sách Thuế và Cạnh tranh
Kết luận rằng thương mại mang lại lợi nhuận cho tất cả các bên đơn
thuần dựa trên thuyết cân bằng. Nhưng thuyết cân bằng chỉ là một khái
niệm tĩnh, trong khi phát triển kinh tế luôn năng động. Các thị trường tự do
chỉ có xu hướng cân bằng khi quy luật lợi nhuận giảm dần hoạt động,
nhưng trong trường hợp có cải tiến khoa học kỹ thuật và thống lĩnh thị
trường thì đầu tư thêm sẽ làm tăng lợi nhuận. Như vậy, đầu tư đã vượt khỏi
sự cân bằng lý thuyết. Ngoài ra, các quốc gia phải cạnh tranh để thu hút
vốn. Các lý do này đã đưa ra yêu cầu thiết lập những luật lệ chống cạnh
tranh ở mức độ toàn cầu.
Chính sách cạnh tranh và một số vấn đề về thuế đã được đề cập đến
trong những giai đoạn sau của Vòng Đàm phán Phát triển. Chúng được lý
giải trên lập luận rằng nếu ném tất mọi thứ vào một nồi thì thể nào cũng