NHO GIÁO - Trang 176

làm đạo cho thiên hạ, hành vi có thể đời đời làm khuôn phép cho thiên hạ,
nói năng có thể đời đời làm mực thước cho thiên hạ, người ở xa trông
mong, người ở gần không bao giờ chán.
Trong bốn chương sau cùng: XXX, XXXI, XXXII, XXXIII, Tử Tư nói cái
đạo của Khổng Tử cao xa sâu dày như trời đất, sáng rõ như mặt trời, mặt
trăng. Ông kết luận rằng: “Duy chỉ có bậc chí thành mới thông minh tuệ trí,
đủ soi xét được cả thiên hạ, khoan dụ, ôn nhu, đủ bao dung thiên hạ; phát
cường, cương nghị đủ quyết đoán việc trong thiên hạ; Trai trang, trung
chính, đủ làm cho thiên hạ kính trọng, văn lý mật sát, đủ biện biệt mọi việc
trong thiên hạ. Bao giờ cũng rộng rãi sâu xa và cứ tùy thời mà phát hiện ra.
Duy chỉ có bậc chí thành mới kinh luân được mối lớn của thiên hạ, lập được
gốc lớn của thiên hạ, biết được sự hóa dục của thiên hạ mà không phải
nương dựa vào gì cả. Cái nhân của bậc ấy rất thuần túy, cái lượng của bậc
ấy rất sâu rộng, cái trí của bậc ấy to lớn như Trời. Những người ấy nếu vốn
không phải là bậc thông minh, thành trí đạt được cái đức của Trời, thì còn
có ai là người biết được nữa”.
Ông dẫn những lời trong Kinh Thi để chứng rõ cái đức của người quân tử
cốt ở cái tinh thần vô hình. Cái tinh thần ấy có thế lực rất mạnh, khiến mình
không động mà người ta kính, không nói mà người ta tin, không thưởng mà
dân nức lòng làm điều lành, không giận mà dân sợ hơn búa rìu. Ông lại dẫn
lời của Khổng Tử để chứng rõ cái đạo của Ngài chú trọng ở phần tinh thần.
Ngài nói rằng: “Thanh sắc chi ư dĩ hóa dân, mạt dã. Thi viết: Đức do như
mao. Mao do hữu luân, thượng thiên chi tái, vô thanh, vô khứu, chí hỹ

聲色

之於以化民,末也。詩曰: 德輶如毛。毛猶有倫,上天之載,無 聲無
臭,至矣: Dùng tiếng nói to, cái sắc mặt nghiêm mà hóa dân, là thuật kém
hơn cả. Kinh Thi nói: Cái đức của người trên nhẹ như cái lông mao. Cái
lông mao còn có ví với vật khác có sức nặng, chứ việc sinh hóa tài bồi của
Trời là không có tiếng, không có hơi”. Đạo ấy mới thật là rất mực vậy.
Sách Trung Dung nói cái đạo của thánh nhân căn bản ở Trời, rồi giải diễn ra
hết mọi lẽ, khiến người ta phải giữ mình cho kính cẩn trong khi hành động
và khi im lặng một mình. Suy cái lý ấy ra cho đến sự nhân nghĩa, để khiến
cho cả thiên hạ được bình trị và lại tán dương cái công hiệu linh diệu của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.