NHO GIÁO - Trang 174

hành cận hồ nhân, tri sỉ cận hồ dũng

好學近乎知,力行近乎仁,知恥近

乎勇: Thích học là đã gần có trí, cố sức mà làm là đã gần có nhân, biết thẹn
là đã gần có dũng”. Có ba điều ấy mới sửa được mình, tri được người, trị
được thiên hạ và quốc gia.
Đạo ấy là đạo của người quân tử, dùng ra thì rất rộng, mà cái bản thể thì rất
tinh vi. Đem thi thố ra thì ai cũng có thể biết được, làm được, mà biết cho
đến cùng, làm cho đến hết, thì dẫu bậc thánh nhân cũng không biết và làm
hết được. Đạo ấy bao quát cả cái lớn vô cùng và cái nhỏ vô cùng. “Ngữ đại,
thiên hạ mạc năng tái yên; ngữ tiểu, thiên hạ mạc năng phá yên

語大,天

下莫能 載焉;語小,天下莫能破焉: Nói cái lớn, thì cả thiên hạ không thể
chở được; nói cái nhỏ, thì cả thiên hạ không thể phân phá ra được”.
Tử Tư lại dẫn lời của Khổng Tử về chữ thành: “Thành là đạo Trời, học cho
đến bậc thành là đạo người. Cái tính của Trời phú cho người là tự nó thành
và minh, mà cách dạy người là làm cho cái minh cái thành. Đã thành là
minh, đã minh là thành”. Ông theo ý kiến ấy mà giải rõ nghĩa đạo Trời cho
nên mới nói: “Thành giả, tự thành dã, nhi đạo tự đạo dã

誠者,自成也;而

道,自道也: Thành là tự thành tựu lấy mình, mà đạo là tự đạo đạt lấy
mình”. Thành là cái thể của Trời, đạo là cái dụng của Trời. Vạn vật nhờ có
cái thành mới sinh hóa ra được “Thành giả, vật chi chung thỉ, bất thành, vô
vật

誠者,物之終始;不誠,無物: Thành là trước sau của muôn vật, không

có thành thì không có sự vật gì cả”. Vậy nên người quân tử lấy đạo thành ra
làm quý. Thành là không những tự thành tựu lấy mình mà thôi, lại thành tựu
cho vạn vật nữa. Thành được mình là nhân, thành được vật là trí, Vậy thành
là cái đức của tính và là cái đạo hợp cả trong lẫn ngoài.
Cái đức của chí thành là cứ biến động và hóa dục mãi, không nghỉ, tức là
bao hàm cả ý du cửu

悠久 và du viễn 悠遠. Đã du cửu thì không có lúc nào

là không có, và đã du viễn thì không có chỗ nào là không khắp. Bởi vậy cho
nên mới nói: “Không đâu là không có Trời”.
Trời đã ở khắp mọi nơi, thì không đâu là hư, là giả, nghĩa là đâu đâu cũng
có sinh hóa, có sự vật, chứ không chỗ nào trống không và không chân thực;
mà đã lúc nào cũng có, thì không gián đoạn, nghĩa là sự sinh hóa không bao
giờ đứt khúc. Du cửu thuộc về phần trong, du viễn thuộc về phần ngoài.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.