NHO GIÁO - Trang 173

phải chính tâm, thành ý và trí tri. Đã trí tri là cách vật. Khi đã trí tri và cách
vật, thì ý thành, tâm chính, tức là sửa được thân. Thân đã sửa được thì có
thể tề gia, trị được quốc, bình được thiên hạ. Vậy trước sau phải lấy sự sửa
mình làm gốc. Sửa mình để trị nước và bình thiên hạ. Thành thử cái học của
Nho giáo rất quan hệ đến việc tiên hóa của quốc gia và xã hội.
Đại để sách Đại Học cốt có bấy nhiêu mà thôi. Cách lập ngôn thì theo lối
cổ, thường hay nói lắp đi lắp lại, nhưng rất có thống hệ, văn lý tiếp tục, ý
nghĩa tinh mật, thật là một sách thời cổ rất có giá trị.
Trung Dung

中庸. Tăng Tử mất, truyền cái học lại cho học trò là Khổng

Cấp, tự là Tư, cháu đích tôn Khổng Tử. Tử Tư nối nghiệp dạy học trò, đem
cái phần uyên áo của Khổng giáo mà nói rõ ở thiên Trung Dung.
Sách Hán thư chép rằng sách của Tử Tư có 23 thiên nhưng sau chỉ có thiên
Trung Dung truyền ở đời. Thiên này trước chép ở trong sách Lễ Ký cũng
như thiên Đại Học, mãi đến đời nhà Tống mới in riêng ra thành sách.
Sách Trung Dung nói cái chủ nghĩa chấp trung của thánh hiền đời xưa và
thuật lại cái ý chỉ của Khổng Tử. Trước hết nói cái bản nguyên của đạo là tự
Trời mà ra, không thể thay đổi đi được và cái thực thể của đạo ấy có đủ cả ở
mình, không thể xa lìa ra được. Thứ nói cái cốt yếu tồn, dưỡng, tỉnh, sát.
Sau nói cái cùng cực của thánh, thần, công, hóa. Ai muốn học những điều
ấy, thì tìm lấy trong mình mình mà tự hiểu lấy, để bỏ những điều thiên tư
của những sự ngoại dụ, mà sung khoáng cái thiện bản nhiên của Trời phú
cho.
Tử Tư dẫn những lời của Khổng Tử đã giảng về đạo trung dung. Ngài nói
Trung hòa là cái tính tình tự nhiên của Trời đất, mà trung dung là cái đức
hạnh của người ta. Trung là giữa, không lệch về bên nào, dung là thường,
nghĩa là dùng đạo trung làm đạo thường. Đạo trung dung thì ai cũng có thể
theo được, thế mà không mấy người chịu theo. Khác nào như ai cũng ăn
uống cả, nhưng ít người ăn mà biết rõ mùi vậy. Chỉ có thánh nhân mới theo
được mà thôi, vì theo cái đạo ấy cốt phải có ba cái đạt đức là trí, nhân
dũng. Trí là để biết rõ các sự lý, nhân là để hiểu điều lành mà làm, dũng
để có cái khí cường kiện mà theo làm điều lành cho đến cùng. Ba cái đạt
đức ấy là ba cái cửa vào đạo, cho nên nói rằng: “Hiếu học cận hồ trí, lực

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.