NHO GIÁO - Trang 292

phải biết rằng chư sinh thuở ấy chẳng qua phần nhiều là bọn phương sĩ,
mượn tiếng nho học mà kiếm lợi lộc, kỳ thực không có mấy người thật nho.
Mà dầu có nữa, thì cũng chỉ là bọn học lối từ chương mà thôi, chứ không có
ai là người đã học đến bậc lập thành cái nghiệp “khai vật thành vụ

開物成

務” như cái tông chỉ chính đáng của Nho giáo. Vậy nên lúc ấy tuy cái lệnh
đốt sách và chôn nho vốn là rất hại cho sự văn học, nhưng không phải chỉ vì
cái cơ ấy mà cái học của Nho giáo mất đi. Nho giáo đến mà gián đoạn là
bởi đã từ lâu trước, các học giả hoài bão cái chủ nghĩa hoài nghi, bỏ mất
lòng tín ngưỡng của chân lý, và ai cũng chú trọng ở sự công dụng thiển cận
hẹp hòi, cho nên giả sử nhà Tẩn không đốt sách và không chôn nho, thì Nho
giáo cũng không tránh khỏi được sự suy đồi vậy.
Vua Thỉ Hoàng nhà Tần mất năm 210 trước Tây lịch. Bọn Lý Tư cùng với
hoạn quan là Triệu Cao mạo chỉ giết Thái Tử Phù Tô và Tướng Biển Mông,
rồi lập con thứ vua Thỉ Hoàng là Hồ Hợi lên làm vua, tức là Nhị Thế Hoàng
Đế. Được ít lâu sau Nhị thế giết Lý Tư và tru di cả ba họ.
Lúc ấy các nước chư hầu bị hà pháp nhà Tần làm cực khổ, đều nổi lên đánh
nhà Tần. Nhị thế thì hoang dâm bạo ngược, việc nước để cho Triệu Cao
quyết đoán. Khi quân các chư hầu đánh nhà Tần nguy cấp lắm, Triệu Cao
sợ tội, mưu giết Nhị Thế, rồi lập tử Anh lên làm Tần Vương. Nhưng chẳng
được bao lâu quân chư hầu vào lấy được nước Tần.
Trong thời cực loạn như thế, người trong nước ai cũng mưu sự sinh tồn,
việc học thuật bỏ hết cả. Đến khi nhà Hán dẹp yên mối loạn, thống nhất
thiên hạ rồi, dần dần chấn hưng cái nền văn hóa. Nho giáo từ đó lại thịnh
lên vậy.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.