NHO GIÁO - Trang 290

trước thiên hạ tán loạn, không có thống nhất, cho nên chư nho dấy lên, động
nói cái gì là nói đời cổ để làm hại đời kim, trang sức những lời hư ngôn để
làm rối mất sự thực. Người nào cũng cho cái học riêng của mình là phải, mà
chê bai những điều kiến lập của người trên. Nay Hoàng Đế đã gồm cả thiên
hạ, phân biệt cái đen, cái trắng mà định nhất tôn, thế mà những nhà có cái
học riêng cứ cùng nhau bẻ bác pháp giáo của nhà vua. Mỗi một khi nhà vua
có một hiệu lệnh gì xuống, họ cứ lấy cái học của họ để nghị luận, vào thì
trong lòng không cho là phải, ra thì túm năm tụm ba lại để bàn tán, khoe cái
chủ kiến của mình để lấy tiếng, cố lập dị cái cách thái thủ để làm cao, đem
kẻ quần hạ để đặt lời hủy báng. Nếu để như thế mà không cấm, thì ở trên
thế vua kém đi, mà ở dưới đảng phái lập thành, vậy xin cho cấm ngay là
tiện hơn cả. Tôi xin phát lệnh rằng: sử quan thấy sách gì không phải là sách
của nhà Tần thì đốt hết cả. Sách gì không phải là quan bác sĩ được phép giữ,
mà trong thiên hạ có chửa giấu như Thi, Thư, cùng Bách gia ngữ, phải đem
đến quan Thủy úy đốt hết. Ai dám nói thầm với nhau sách Thi, Thư, thì
chém bỏ xác ngoài chợ, ai lấy đời xưa để chê đời nay thì giết cả họ. Kẻ lại
có thấy hoặc là biết mà không tố giác, đều phải đồng chịu một tội. Lệnh
xuống ba mươi ngày mà không chịu đốt sách, thì gọt đầu bôi đen, bắt đi làm
phu. Nhũng sách để lại là sách thuốc, sách bói, sách trồng cây. Ai muốn học
pháp lệnh thì phải lấy kẻ lại làm thầy”. Vua Thỉ Hoàng xuống chiếu rằng:
“Được”. Từ đó mới thực hành cái lệnh đốt sách.
Hậu nho cho sách vở mất hết là bởi cái lệnh ấy. Song xét ra dẫu lệnh vua
Thỉ Hoàng có nghiêm thật, nhưng cũng chỉ đốt những sách ở các chỗ gần
kinh đô mà thôi, còn những nơi ở xa như nước Tề, nước Lỗ, vị tất đã đốt hết
được. Hãy xem như sử Tàu chép rằng khi vua Cao Tổ nhà Hán vây thành
Lỗ, còn nghe chư nho giảng sách và đàn hát, thì đủ rõ nho học vẫn chưa hết.
Vả lại một nước lớn rộng như nước Tàu, làm thế nào mà cấm những người
ở chỗ dân gian không giấu sách được. Tuy nhiên những sách đời cổ đều là
sách viết cả, tất không có nhiều, mà lại phải nghiêm cấm, thì dẫu có giấu
giếm được, rồi cũng hư hỏng đi, thành thử về sau không có được mấy nữa.
Còn việc chôn nho xảy ra năm 212 trước Tây lịch, sách Sử Ký của Tư Mã
Thiên chép: “Hậu sinh và Lư sinh bàn với nhau rằng: “Thỉ Hoàng là người

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.