NHO GIÁO - Trang 345

sau thi kinh nghĩa. Hễ ai thì hỏng, thì người chủ việc tuyển cử phải cách
chức.
Ở Nam Triều, nhà Tống định lệ: châu thì cử người tú tài, quận thì cử người
hiếu liêm. Người chủ việc tuyển cũ mà làm xứng chức hay không, thì được
thưởng hay phải phạt. Đời nhà Lương đổi lại cách đặt quan trung chính. Ở
châu thì đặt chức châu trọng, ở quận thì đặt chức quận sùng, ố làng thì đặt
chức hương hào, để coi việc tuyển cử. Mỗi châu cử hai người, quận lớn cử
một người. Được ít lâu lại bỏ lệ ấy mà đặt lại chức trung chính.
Ở Bắc Triều, nhà Bắc Ngụy cũng theo cái chế độ của nhà Tào Ngụy và nhà
Tấn, đặt quan trung chính ở các châu quận để coi việc tuyển cử. Sau vì có
nhiều điều bậy, lại bỏ đi. Đến nhà Bắc Tề lại lập lại, để lấy tú tài và liêm
lương. Nhà Bắc Chu cũng theo lối ấy: quận cử hiếu liêm một người, châu
cử tú tài một người. Ai là người minh kinh tu hạnh, thì được hiếu liêm, ai là
người cao tài bác học, thì được tú tài.
Từ nhà Tào Ngụy, nhà Tấn đến các nhà trong đời Nam Bắc Triều, cách
tuyển cử đại lược giống nhau cả. Song sự tuyển cử như thế vẫn có nhiều
điều tệ: Những kẻ tham lợi lộc, không chịu học tập, chỉ tìm cách luồn lọt
vào của quyền môn để chóng được cất nhắc, thành ra sự học ngày càng
kém.
Học phong và danh nho. Sự Nho học trong thời đại Tam Quốc và Lục
Triều vẫn theo lối huấn hỗ đời Hán. Những học giả có danh tiếng đều là
người làm văn giỏi, chứ không ai thật có tư tưởng trác lạc, có thể làm đại
biểu được cho Nho giáo.
Trong đời Tam Quốc chỉ có Chư Cát Lượng

諸葛亮 ở nước Thục là một

nhà chính trị theo được cái tông chỉ của Nho giáo, xuất, xử, hành, chỉ, đều
hợp đạo nghĩa. Cho nên hậu thế cho là sau đời Tam Đại chỉ có một người ấy
mà thôi. Còn những nhà văn học, thì ở nước Ngụy có Vương Túc

王粛, tự

là Tử Ung

子雍 là trứ danh hơn cả. Vương Túc soạn ra sách Khổng Tử gia

ngữ

孔 子 家 語 , và nối cái học của Mã Dung đời Đông Hán mà làm ra

những lời giải về Kinh Thư, Kinh Thi, sách Luận Ngữ, sách Tam Lễ và sách
Tả truyện. Ngoại giả những người văn học thuở ấy mượn tiếng Kinh học,
mà lý thực là theo Lão học. Như bọn Hà Yến

何晏chú thích Kinh Dịch,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.