NHO GIÁO - Trang 346

Vương Bật

王弼 chú thích Luận Ngữ, nhưng vẫn chỉ thích bàn về huyền lý

của Lão, Trang

57

, và chỉ chuyên về mặt từ hoa, chứ không vụ cái danh giáo

như đời Đông Hán nữa.
Trong đời Lưỡng Tấn và những nhà bên Nam Triều thì những người Kinh
học cũng khá nhiều, song chỉ có Vương Kiệm

王儉 đời nhà Tề, là có tiếng

giỏi về Lễ, NhạcXuân Thu, và Hoàng Khản

皇侃 đời nhà Lương, làm

Luận Ngữ nghĩa sớ. Những người nổi tiếng về văn học thì ở đời nhà Tấn có
Đào Tiềm, đời Tống có Tạ Linh Vận, Nhan Diên Chi, v.v. Ngoại giả các
học giả đều khuynh hướng về cái thuyết hư vô của Lão, Trang, khinh miệt
lễ phép. Các học giả thích rượu chè chơi bòi, đi lại bàn luận về huyền lý,
gọi là thanh đàm

清談. Người đời bắt chước theo bọn ấy, làm bại hoại mất

cái phong tục tốt đời xưa. Đối với sự thiết thực của Kinh học thì cái học ấy
thật là trái hẳn.
Bên Bắc Triều thì theo cái học huấn hỗ của Mã Dung và Trịnh Huyền, và
không có cái học thanh đàm, cho nên Kinh học thịnh hơn, nhưng về đường
từ chương thì kém bên Nam Triều.
Đại để Nho giáo ở đời Tam Quốc, Lục Triều thường hay pha lẫn với Lão
học, và rất thịnh về mặt từ hoa phù khinh, mà rất suy về đường nghĩa lý
thiết thực. Đó là một phần bởi cái tình trạng xã hội của nước Tàu cứ phải
loạn ly mãi, lòng người chán nản, muốn đem cái tinh thần tiêu dao ở chỗ
siêu việt mà tránh cái khổ não ở đời; một phần thì bởi cái lỗi của Hán học
làm cùn nhụt mất cái khí phách linh động của Nho giáo lúc ban đầu. Trong
cái cuộc suy đồi của Nho giáo đó, Hán nho phải chịu một phần trách nhiệm
vậy.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.