NHO GIÁO - Trang 350

người, Thư học quán có học sinh 30 người, Toán học quán có học sinh 30
người, là con các quan từ bát phẩm trở xuống và những người thường dân.
Mỗi học quán có quan bác sĩ và trợ giáo để coi việc dạy học.
Ngoài những học quán ấy, lại có hoằng văn quán và sùng văn quán để con
những hoàng thân ngoại thích và con những người quý cận đến nơi.
Vua Thái Tông nhà Đường lại mở hoằng văn điện chứa hơn 20.000 quyển
sách chia làm bốn bộ: kinh, sử, tử, tập. Chọn những kẻ sĩ văn học vào làm
học sĩ để bàn luận những việc học. Thái Tông lại mở thêm học xá đến 1.200
gian, học sinh ở kinh đô có đến 3.200 người. Thuở ấy những nước ở lân cận
như Cao Ly, Thổ Phồn (Tây Tạng), v.v. cho người đến học rất đông.
Xưa kia các nhà làm vua vẫn sùng bái Khổng Tử, nhưng không tôn danh
hiệu gì cả. Đến năm Trinh Quán thứ 11 (637). Vua Thái Tông mới tôn
Khổng Tử làm Tiên Thánh và Nhan Hồi làm Tiên Sư cùng thờ với Chu
Công ở nhà thái học. Năm Khai Nguyên thứ 27 (739). Vua Huyền Tông có
chiếu truy thụy Khổng Tử là Văn Tuyên Vương để theo vương lễ mà thờ.
Trong tờ chiếu ấy nói rằng: “Mở rộng vương hóa cốt ở Nho thuật, phát
minh đạo ấy để lưu truyền về sau và có vẻ thiêng liêng rực rỡ, từ lúc có Phu
Tử đến nay chưa ai bằng vậy. Thế mới thực là tự trời sinh ra Ngài là thánh,
mà chỉ có thánh mới biết nhiều, đức sánh trời đất, mình mở mặt trời, mặt
trăng, cho nên dựng gốc lớn của thiên hạ, nên kinh lớn của thiên hạ, làm
cho đẹp việc chính, việc giáo, sửa đổi phong tục, vua ra vua, tôi ra tôi, cha
ra cha, con ra con, đến đời nay còn nhờ Ngài, há chẳng tốt lắm ru! Than ôi!
Sở Vương không phong, Lỗ Công không dùng để bậc đại thánh, như Ngài
ngang hàng với bọn bồi thần, làm người lữ khách đi chu du liệt quốc, vốn
đã đành vậy. Song niên tự càng xa, quang linh càng rõ, dẫu các đời có khen
ngợi, nhưng chưa được tôn sùng, danh không phó với thực, sao nên! Phu
Tử đã xưng là Tiên Thánh, nay khả truy tặng là Văn Tuyên vương”.
Nhân lúc ấy lại phong cả cho thập triết là môn đệ Ngài.
Nho học trong đời nhà Đường rất thịnh, nhưng quá thiên về đường khoa cử,
cho nên chỉ có cái học vản từ mà không có cái học nghĩa lý vậy.
Cách tuyển cử. Về đường tuyển cử, thì nhà Tùy thấy cái lối dùng chức
trung chính và lấy người chia ra làm chín phẩm có nhiều điều tệ, bèn bỏ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.