NHO GIÁO - Trang 353

II. DANH NHO ĐỜI TÙY VÀ ĐỜI ĐƯỜNG


Nhà Tùy nối nghiệp Nam Bắc Triều, thống nhất thiên hạ, làm vua được non
ba mươi năm, cho nên việc văn học không mở mang được mấy, và những
danh nho cũng không có mấy người. Xem như khi vua Dạng Đế nhà Tùy
mới lên ngôi, trưng triệu những người nho học đến Đông Đô (Lạc Dương)
để giảng luận việc học, thì chỉ có Lưu Xước

劉綽và Lưu Huyền 劉絃 là

hơn cả. Tuy nhiên thuở ấy có Vương Thông là kẻ ẩn nho, ở nhà dạy học,
đem cái tư tưởng Bắc phương, lấy nghĩa lý trong các Kinh, Truyện, mà vãn
hồi cái thực học của Nho giáo lại được ít nhiều.
Đến đời nhà Đường thì ngay lúc đầu, vua Thái Tông chăm lo chấn hưng
việc học, nhưng vì nhà Đường lại thiên trọng về khoa cử, thành thử cái học
từ hoa thì rất thịnh, mà cái học đạo lý thì vẫn suy. Bởi cái học từ hoa ấy, cho
nên vào khoảng trung diệp nhà Đường, về đời vua Huyền Tông, những văn
sĩ như Lý Bạch

李白, Đỗ Phủ 杜甫, Vương Duy王維, v.v. đều là người có

tài quán thế về đườrg thì văn. Đến sau lại có Hàn Dũ

韓愈 và Liễu Tôn

Nguyên

柳 宗 元 đều muốn phát minh cái học của Khổng, Mạnh, nhưng

cũng không thoát khỏi lối học từ chương.
Nói rút lại, trong đời nhà Tùy và nhà Đường, chỉ có Vương Thông và Hàn
Dũ là người chân chính nho học mà thôi.

VƯƠNG THÔNG


Vương Thông

王通tự là Trọng Yêm 仲淹 dòng dõi nhà Nho học, người

huyện Long Môn, thuộc tỉnh Sơn Tây ngày nay. Ông sinh vào năm Khai
Hoàng thứ tư (584) đời nhà Tùy. Thuở nhỏ ông chuyên trị năm Kinh, đến
năm 20 tuổi vào Tràng An là kinh đô nhà Tùy, yết kiến vua Văn Đế ở thái
cực điện và dâng 12 bài sách gọi là Thái bình thập nhị sách

太平十二策,

đại khái nói sự tôn đạo vương, truất đạo bá, xét việc đời nay, nghiệm việc
đời xưa, v.v. Vua Văn Đế giao những bài sách ấy cho các công khanh xét,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.