NHO GIÁO - Trang 360

chỗ uyên thâm của Khổng giáo. Ông làm thiên Nguyên đạo nói rằng: “Rộng
lòng yêu gọi là nhân, làm mà phải gọi là nghĩa, noi con đường ấy mà đi gọi
là đạo, đủ ở trong mình, không đợi ở ngoài, gọi là đức. Ta xưa nay gọi là
đạo đức, là hợp nhân với nghĩa mà nói vậy. Bậc đế và bậc vương danh hiệu
có khác nhau, nhưng làm bậc thánh thì cũng như nhau. Mùa hạ mặc áo cát,
mùa đông mặc áo cừu, khát thì uống, đói thì ăn, sự tuy khác nhau, nhưng
làm cái chí thì như nhau. Nay kẻ kia lại nói rằng sao chẳng bắt chước như
đời thái cổ mà làm việc vô vi, vô sự. Ấy khác nào trách kẻ mùa đông mặc
áo cừu, mà nói rằng sao chẳng mặc áo cát, trách kẻ đói bụng tìm ăn, mà nói
rằng sao chẳng uống nước. Sách Đại Học nói rằng: đời xưa muốn sáng cái
đức sáng với thiên hạ, thì trước hết trị nước; muốn trị nước, thì trước hết
phải tề gia, muốn tề gia thì trước hết phải tu thân; muốn tu thân thì trước hết
phải chính tâm; muốn chính tâm thì trước hết phải thành ý. Thế thì đời xưa
bảo chính tâm, thành ý đó, có phải là vô vi đâu, là toan để hữu vi vậy. Nay
kẻ kia muốn trị cái tâm, mà lại để cái tâm ra ngoài sự thiên hạ quốc gia, làm
tuyệt diệt mất cái đạo của Trời, làm con mà chẳng coi cha là cha, làm tôi mà
chẳng coi vua là vua, làm chồng mà chăng coi vợ là vợ, làm vợ mà chẳng
coi chồng là chồng, làm học trò mà chẳng coi thầy là thầy, làm bạn mà
chẳng coi bạn là bạn, làm dân mà chăng coi việc sĩ, nông, công, cổ là việc
mình, thì mấy nỗi mà chẳng hóa ra rợ mọi vậy. Ôi! nói rằng giáo hóa của
tiên vương là thế nào? Về văn chương thì Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Dịch,
Kinh Xuân Thu; về phép tắc thì lễ nhạc và hình chính; về việc dân thì sĩ,
nông, công, cổ; về trật tự thì quân thần, phụ tử, sư sinh, bằng hữu, tân chủ,
huynh đệ, phu phụ; về đồ mặc thì tơ gai; về chỗ ở thì nhà của; về đồ ăn thì
thóc gạo, rau quả, cá thịt. Cái đạo ấy dễ hiểu, cái giáo ấy dễ làm. Cho nên
lấy đó để sửa mình thì thuận và rõ, lấy đó để giúp người thì thiện mà công,
lấy đó để trị cái tâm thì hòa mà bình, lấy đó để làm việc thiên hạ, quốc gia
thì đối với điều gì mà chẳng xứng đáng. Cho nên sống thì vui được cái tình
thực, chết thì hết được lẽ thường. Tế giao thì Trời và thần chứng, tế nhà
miếu thì tổ tiên hưởng. Đạo ấy là đạo gì? Là đạo xưa nay ta gọi là đạo, chứ
không phải là đạo kẻ viễn vông kia gọi là đạo vậy.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.