NHO GIÁO - Trang 359

Phật là phải bỏ cái nghĩa vua tôi, bỏ cái tình cha con, cấm cái đạo tương
sinh, tương dưỡng, để cầu lấy cái gọi là thanh tĩnh, tịch diệt”. Ông cho như
thế là trái với cái đạo luân thường. Sau nhân vua Hiến Tông nhà Đường
(806 - 820) rước cái xương Phật về thờ trong cũng ba ngày, rồi đưa ra để
thờ ở một cái chùa. Những vương công và sĩ dân đua nhau đến cúng lễ tấp
nập. Ông lấy làm ghét, dâng tờ biểu đại lược nói rằng: “Tự Hoàng Đế cho
đến vua Vũ, vua Thang, vua Văn, vua Vũ đều hưởng thọ lâu dài, trăm họ
yên vui, mà thuở ấy chưa có Phật vậy. Đến đời vua Minh Đế nhà Hán mới
có Phật pháp, về sau cứ loạn lạc mãi, các vua trị vi chẳng được bao lâu. Nhà
Tống, nhà Tề, nhà Lương, nhà Trần, cùng nhà Nguyên - Ngụy, thờ Phật
càng ngày càng thêm kính cẩn, thế mà niên đại rất chóng. Duy có vua Vũ
Đế nhà Lương ở ngôi được 48 năm, ba kỳ xả thân đi làm tăng, sau bị giặc
Hầu Cảnh bức phải chết đói. Thờ Phật cầu phúc mà lại phải vạ. Lấy đó mà
xem, thờ Phật khòng nên tin, cũng khả biết vậy. Phật là người cõi ngoài,
không biết cái nghĩa vua tôi, cái ân cha con. Giả như còn sống, Bệ hạ dung
nạp tiếp kiến ở điện Tuyên Chính, chẳng qua bày ra một tiệc khách lễ, ban
cho một bộ áo, rồi mời về phương Tây, đừng để làm mê hoặc nhân chúng.
Huống chi cái xương khô ấy há nên để trong cung cấm. Xin đem cái xương
ấy giao cho hữu ti, ném xuống chỗ nước lửa để đoạn tuyệt cái lòng mê hoặc
của người đời sau. Nếu Phật có thiêng, phàm những điều họa ương, xin để
một mình tôi chịu”.
Vua Hiến Tông được tờ biểu ấy, giận lắm, toan bắt Hàn Dũ đem giết đi, sau
nhờ có các quan can ngăn, mới đày ông ra làm thứ sử ở đất Triều Châu,
thuộc tỉnh Quảng Đông ngày nay.
Đối với Lão giáo thì ông cho Lão Tử nói bỏ nhân và nghĩa là lời nói riêng
của một người, chứ không phải là lời nói công của thiên hạ. Vì cái sở kiến
của Lão Tử nhỏ, cho nên mới cho nhân và nghĩa là nhỏ. Cũng như người
ngồi dưới giếng trông lên trời, bảo trời là nhỏ vậy.
Hàn Dũ là một nhà văn sĩ thiên trọng về đường đạo đức, chứ không phải
một nhà có tư tưởng cao siêu, đạt tới lý tưởng hình nhi thượng, cho nên
những lời ông phê bình Phật học và Lão học vẫn là thô thiển. Cho đến Nho
học, ông cũng chỉ chú trọng ở phần hình nhi hạ mà thôi, chứ không đạt tới

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.