NHO GIÁO - Trang 364

脩 làm bộ sử đời Ngũ Quý, phân biệt rõ kẻ gian, người ngay, đem hai chữ
liêm sỉ đề xướng lên, dựng lại cái nền nho hạnh của sĩ phu; Hồ Viện

胡瑗

làm chức quốc tử giám trực giảng, lấy nghĩa lý trong các kinh mà dạy học
trò, đào tạo ra nhiều nhân tài.
Về đường học vấn thì lúc ấy có những đại nho như Thiệu Ung, Chu Đôn
Di, Trương Tái, xướng lên cái thuyết lý học, rồi hai anh em họ Trình là
Trình Hạo và Trình Di nối cái học ấy mà xác lập thành học phái. Đến đời
Nam Tống lại có Chu Hi, Lục Cửu Uyên chia phái lý học ra làm cái học
đạo vấn họctôn đức tính. Từ đó cái tinh thần Nho giáo về đường hình
nhi thượng lại phát hiện ra, làm cho Nho học khác với đời Hán và đời
Đường, và cái trình độ triết học của Nho giáo cao lên, ngang với Lão học và
Phật học.
Trong khi về đường học vấn có phái lý học phát triển ra, thì về đường chính
trị cũng chia ra làm hai đảng: Tân đảng và Cựu đảng. Tân đảng có Vương
An Thạch

王安石 đứng đầu, Cựu đảng có Tư Mã Quang 司馬光 đứng đầu.

Hai bên đều lấy cái chủ nghĩa Nho giáo mà công kích nhau rất kịch liệt. Tân
đảng thì muốn theo thời mà sửa đổi, vụ lấy sự phú quốc cường binh. Cựu
đảng thì nói việc trị cần phải theo chế độ đời trước, cốt làm cho dân được
an cư lạc nghiệp. Thường những danh nho thời bấy giờ đều về Cựu đảng.
Tân đảng và Cựu đảng tranh nhau, lúc tiến, lúc thoái, mãi đến cuối đời Nam
Tống mới thôi.
Vương An Thạch

王安石 tự là Giới Phủ 介甫, là một nhà danh nho đời

Tống, học rộng tài cao, thường có chí muốn bắt chước cái phép của tiên
vương mà làm cho nước cường thịnh và sửa đổi phong tục. Nhưng ông cho
rằng bắt chước phép của tiên vương là bắt chước cái tinh thần mà thôi, chứ
không cần phải bắt chước cái chế độ của tiên vương. Vậy nên ông muốn cải
cách mọi điều, lấy sức của thiên hạ để sinh ra của thiên hạ, lấy của của thiên
hạ để dùng về việc thiên hạ. Tự xưa phép trị thiên hạ chưa từng lấy của
không đủ làm lo, chỉ lo không có cái đạo trị của mà thôi. Đó thật là cái tư
tưởng rất mới thuở ấy.
Đến khi vua Thần Tông lên làm vua, dùng ông làm tể tướng, ông ra sức thi
hành những tân pháp và cải cách sự giáo dục, bỏ lối học huấn hỗ và chú sớ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.