NHO GIÁO - Trang 366

học, nuôi sinh viên đến 200 người. Vua Nhân Tông lại xuống chiếu đặt nhà
học, nhà hiệu ở các châu huyện. Lúc ấy sự văn giáo rât thịnh không kém gì
đời nhà Đường. Song sự học vẫn theo lối khoa cử như những đời trước. Bấy
giờ quan tể tướng là Phạm Trọng Yêm

范仲淹 thấy lối học ấy có nhiều điều

tệ, bèn đổi lại cách thi cử, bắt phải trước thi luận sách, rồi sau thì thi phú, để
khiến kẻ sĩ lưu tâm ở sự trị loạn, và bỏ lối thiếp mặc mà hỏi đại nghĩa các
Kinh, để những kẻ học Kinh không chuyên ở sự lý tụng. Song nhân tình
không ưa sự cải cách, việc ấy đến khi Phạm Trọng Yêm thôi làm tể tướng
lại trở lại như cũ.
Đời vua Thần Tông, Vương An Thạch làm tể tướng, thi hành tân pháp, đổi
lại việc giáo dục và cách tuyển cử. Ông thường nói rằng: “Kẻ sĩ đương lúc
trẻ mạnh nên giảng cái chính lý của thiên hạ. Nay đóng cửa, học làm thi
phú, kịp đến khi ra làm quan, việc đời không quen gì cả. Ấy là khoa pháp
làm bại hoại nhân tài vậy”. Ông bèn bỏ lối thi phú và lối thiếp mặc, chuyên
lấy kinh nghĩa và văn sách để thi kẻ sĩ.
Vương An Thạch lại muốn bỏ hẳn lối khoa cử mà lấy những kẻ sĩ ở nhà học
ra làm quan, bèn mở rộng nhà thái học, lập ra tam xá pháp

三舍法, nghĩa là

chia học xá ra làm ba hạng, gọi là ngoại xá, nội xá và thượng xá. Học trò
mới vào học thì ở ngoại xá. Học một năm rồi, ai đỗ thì vào học ở nội xá.
Học ở nội xá một năm rồi thì lên thượng xá. Sau lại đặt ra học lệnh, định
những học sinh ở thượng xá chia ra làm ba bậc. Ai thi đỗ bậc thượng đẳng
thì được miễn điện thí, ai thi đỗ bậc trung đẳng thì được miễn lễ bộ thí, ai
thi đỗ bậc hạ đẳng thì được miễn giải thí.
Vương An Thạch lại cùng với con là Vương Tử Phương và Lữ Huệ Khanh
thích nghĩa Kinh Thi, Kinh Thư và kinh Chu Lễ, gọi là Tam kinh tân nghĩa
三經新義, bắt các quan coi việc thì cử phải theo mà hỏi học trò. Còn những
lối huấn hỗ, chú sớ, của tiên nho thì bỏ hết. Sau Vương An Thạch làm bộ
Tự thuyết

序說 , nói cả Phật học và Lão học, để lấy mà dạy học trò. Đến khi

Vương An Thạch bãi chức, Cựu đảng lên, lại bỏ cả. Lối khoa cử tuy về sau
có châm chước cả tân và cựu, chia thi phú và kinh nghĩa ra làm hai khoa,
nhưng rút cục lại vẫn không bỏ được và Nho học vẫn không ra được cái
vòng từ phú.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.