NHO GIÁO - Trang 365

của Hán nho và Đường nho, cầu lấy tinh thông nghĩa lý của thành hiền chứ
không cầu nhớ sách cho nhiều. Những tân pháp phát hành ra, bọn Tư Mã
Quang, Trình Di, Tô Thức, v.v. hết sức phản đối, cho làm như thế là trái đạo
thánh hiền lưu truyền xưa nay. Bởi có sự phản đối ấy cho nên tân pháp
không thành hiệu. Đến khi Vương An Thạch đổ, vua Thần Tông mất rồi,
cựu đảng lên cầm quyền bèn phá hoại hết cả các tân pháp.
Cựu đảng lại chia ra làm ba bọn, gọi là Lạc đảng, Thục đảng và Sóc đảng.
Lạc đảng thì có Trình Di đứng đầu, Thục đảng thì có Tô Thức đứng đầu,
Sóc đảng thì có bọn Lưu An Thế đứng đầu. Những đảng ấy công kích nhau,
đảng này thắng lợi thì cấm sự hành động của đảng kia, thành ra việc chính
trị cứ thay đổi luôn, không có hiệu quả gì cả.
Về đường học thuật, thì thành ra hai phái: Vương phái là phái theo cái học
của Vương An Thạch và Trình phái là phái theo cái học của Trình Di.
Vương phái thì bỏ thi phú và lối học hư văn của đời trước, nhưng lại quá
thiên về đường thực dụng, mà xa mất cái đại chỉ của Nho giáo, Trình phái
thì nghiên cứu cái đại nguyên của trời đất và cái bản thể của nhân tính, làm
sáng rõ cái di ý của thánh hiền, nhưng lại bỏ mất phần thiết thực của Khổng
học. Hai phái ấy lúc lên, lúc xuống: Vương phái thì mạnh ở bọn học quan,
Trình phái thì mạnh ở chỗ trường môn, thầy trò thụ thụ cho nhau và lan ra
chỗ dân gian. Đến đời Nam Tống có Chu Hi nối cái học của họ Trình mà
làm cho có thế lực rất mạnh.
Sự mở mang và sửa đổi việc học. Đời vua Thái Tổ nhà Tống, năm Khai
Bảo thứ sáu (973) có kỳ thi tiến sĩ, quan coi việc thi thiên tư, lấy người
không công, thành ra có nhiều người kêu. Vua Thái Tổ bèn ra ngự ở giảng
võ điện, cho cả những người đã trúng cử và không trúng cử vào thi lại. Lần
ấy lấy tiến sĩ và các khoa được 127 người cập đệ. Thi xong vua ban yến và
ban cho tiền 20.000. Lệ điện thí khởi đầu từ đó.
Đến đời vua Thái Tông (976 - 997) lập sùng văn viện, chứa hơn 80.000
quyển sách và lại sai quan in sách sử lý và các sách đời Hán. Những sách
vở từ đó in ra rất nhiều.
Đời vua Nhân Tông, năm Khánh Lịch thứ ba (1043) lập nhà tứ môn học
cho con kẻ sĩ và con người thường dân vào học, và lại mở rộng nhà thái

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.