NHO GIÁO - Trang 370

giáo thì theo cái chủ nghĩa tiêu cực, thành ra cái đạo “xuất thế”. Nho giáo
thì theo cái chủ nghĩa tích cực, thành ra cái đạo “nhập thế”. Sự đồng, dị của
ba cái học ấy là căn nguyên ở đó vậy.
Vì chưng có cái chủ nghĩa tích cực, cho nên Nho giáo rất trọng sự thực tế,
và cũng bởi thế mà các học giả thường chỉ chú trọng ở phần hình nhi hạ,
nghĩa là chỉ bàn về những điều nhật dụng thường hành, chứ không hay xét
đến chỗ cao siêu. Đến đời Tống các học giả mơi chú ý đến phần hình nhi
thượng mà suy xét đến chỗ nguồn gốc của vũ trụ và bàn đến cái bản thể của
Thái Cực.
Nho giáo đời Tống sở dĩ đột nhiên vượt lên đến chỗ cao siêu ấy, là bởi có
cái ảnh hưởng của Lão học và Phật học. Tuy Tống nho thường hay phản đối
hai cái học ấy, nhưng chính đó là cái bằng chứng rõ ràng là Tống nho đã
chịu cái ảnh hưởng ấy. Thường là bởi có chịu cái thế lực nào, mới có sự
phản đối cái thế lực ấy. Nho giáo đời Tống cũng vậy, vì có cái thế lực của
Phật giáo và Lão giáo, cho nên mới lập ra phái lý học để cùng nhau tương
đối mà sinh tồn ở trong xã hội. Vả những người sáng lập ra phái ấy phần
nhiều là người đã học qua Lão học và Phật học cả.
Phái lý học đã thành lập rồi, có người thấy nhiều cái tư tuởng tương tự như
Lão học và Phật học, mới chê rằng Tống nho hiểu lầm mất cái tông chỉ của
Nho giáo, chứ không biết rằng đó chính là chỗ Tống nho đã hiểu rõ cái đạo
của thánh hiền. Muốn biết cái học của Tống nho thật không trái với cái học
của Khổng, Mạnh, thì cứ xem các lý thuyết của những học giả thời bấy giờ
đều uyên nguyên cả ở trong các Kinh, Truyện, chứ không có điều gì là bịa
đặt ra cả. Nếu về phần hình nhi thượng mà có chỗ thấy Tống nho khác với
Khổng học nữa, thì cũng chỉ khác ở trong khoảng hào ly mà thôi, chứ
không đến nỗi sai lầm hẳn. Chỉ có chỗ sai lầm quan hệ hơn cả là chỗ hình
nhi hạ. Vì cái cách hành đạo của Tống nho có nhiều chỗ không đúng với cái
tinh thần của Khổng học. Đó là bởi cái học thượng lễ của Trương Hoành
Cừ, Trình Y Xuyên và Chu Hối Am mà thành ra vậy. Song xét cái đại
cương, thì về đường học vấn, Tống nho thật đã đạt tới cái phần uyên thâm
của Nho giáo, và đã có công làm cho sáng rõ phần ấy ra. Như thế, thì nói

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.