NHO GIÁO - Trang 369

lâu ngày mà phát huy ra, tìm những lời di ngôn của thánh hiền mà suy diễn
ra những ý nghĩa sâu xa, nghiên cứu về tính và mệnh, bàn luận về lý và khí,
lập thành ra một lối Nho học cao siêu, khác với các đời trước.
Có một điều ta nên chú ý, là cái tư tưởng của Nho giáo đời Tống có lắm chỗ
phảng phất tương đồng với Lão giáo và Phật giáo, số là cái uyên nguyên
của Nho giáo do Kinh Dịch mà ra, mà Kinh Dịch lại là sách bàn về lý học,
chung cả bên Lão và bên Nho. Dịch học cho cái mối đầu của vũ trụ là gốc ở
lý Thái Cực. Lý ấy độc nhất vô nhị ở trong vũ trụ, do động, tĩnh mà biến
thành âm dương rồi sinh ra vạn vật; vạn vật chung quy lại trở về Thái Cực.
Đó là cái lý “đồng quy nhi thù đồ, nhất trí nhi bách lự

同歸而殊途,一致

而百慮” của Khổng Tử đã nói ở thiên Hệ từ. Lý Thái Cực ấy bên Lão giáo
gọi là Đạo

道, bên Phật giáo gọi là Chân Như 真如 (Bhuta Tathatâ), danh

hiệu tuy khác nhưng cùng đồng một thể. Bởi cái lý đồng cho nên các học
thuyết ấy đều theo một chủ nghĩa “thiên địa vạn vật nhất thể”. Song mỗi
một học thuyết đi ra một đường, là vì cách lập giáo và sự hành đạo khác
nhau.
Lão giáo thì cho vạn vật đều gốc ở Đạo, cuộc đời là cuộc phù vân, hơi đâu
mà để chí lo nghĩ, người ta chỉ nên cùng với Đạo mà vui chơi trong tạo hóa,
không cần chi đến nhân, nghĩa, lễ, trí, không thiết gì đến pháp luật chế độ,
miễn là được thanh tĩnh vô vi thì thôi. Phật giáo thì cho vạn tượng là do
Chân Như mà ra, sắc với không cùng là một, sự sinh sinh hóa hóa là cái
vọng niệm, chứ không phải là thực, Cái thực là Chân Như, khác nào như
trăm nghìn ngọn sóng sôi nổi ở trên mặt nước, những chung quy vẫn chỉ có
nước là thực; người ta phải tìm cho thấy cái thực ấy mà quay trở về gốc cũ,
để ra thoát khỏi vòng sinh tử, tức là đến nát bàn, hết cả mọi sự khổ não.
Nho giáo thì cho sự biến hóa ở trong vũ trụ là do sự nhất động, nhất tĩnh
của Thái Cực mà sinh ra. Vạn vật đã phát hiện ra là thực có, thì chi bằng cứ
theo cái thực ấy mà hành động mà sinh tồn. Sự sinh tồn của vạn vật không
ra ngoài được những điều nhân, nghĩa, lễ, trí, tức là nguyên, hanh, lợi, trinh
của tạo hóa. Vậy nên người ta ai cũng phải theo những điều ấy mà an vui
trong cuộc sinh hóa, Thành thử cái gốc vốn là một, mà cái ngọn thì chia ra
khác nhau. Bởi cái tư tưởng khác nhau như thế, cho nên Lão giáo và Phật

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.