NHO GIÁO - Trang 371

rằng Tống nho nối được đạo thống của Khổng, Mạnh, tưởng không phải là
lầm vậy.
Phái lý học đời nhà Tống theo các tông chỉ của Nho giáo, lấy cái tính bản
nhiên của trời đất làm cái thể của vạn vật, tức là theo cái thuyết “thiên địa
vạn vật nhất thể” làm cái đạo nhất quán. Phái ấy đem lý Thái Cực vào trong
lòng người ta mà mở rộng ra, để bao quát được cả vũ trụ. Cái lý thuyết ấy
tuy Dương Hùng trước đã nói ở sách Thái Huyền nhưng đến Tống nho mới
phát minh ra rõ ràng và lại giải thích được rõ cái nghĩa “dữ thiên địa tham
與天地探” nói ở sách Trung Dung. Người là một giống nhỏ mọn, nhưng vì
cùng bẩm thụ một cái lý Thái Cực như trời đất, hễ ai biết lấy sự thành

誠mà

theo cái đạo trung hòa của trời đất, thì có thể ngang với trời đất được. Đó là
phần trọng yếu trong cái học thuyết của phái lý học, mà thật không sai với
cái tông chỉ của Nho giáo.
Đã nói rằng phái lý học có chịu cái ảnh hưởng của Lão học, mà thật thế,
người gây thành cái tiên thanh cho phái ấy chính là một nhà Lão học, trứ
danh về thuật số học. Người ấy là Trần Đoàn

陳摶, tự là Đồ Nam 圖南,

hiệu là Hi Di

希夷, ở vào lúc Tống sơ, quãng thế kỷ thứ X. Trần Đoàn rất

tinh thâm Dịch lý thường lấy cái học ấy mà xét vận mệnh của trời đất. Từ
đó có nhiều người chú ý về Dịch học. Đến thế kỷ thứ XI, đời vua Nhân
Tông nhà Tống mới có Thiệu Ung và Chu Đôn Di theo lý thuyết trong Kinh
Dịch
mà xướng lên cái thuyết lý học.
Thoạt kỳ thỉ, phái lý học có hai thuyết. Một thuyết thì lấy tượng số mà xét
vận mệnh của trời đất, rồi suy diễn ra sự hành động của vạn vật. Một thuyết
thì lấy thuần túy triết học mà bàn về đạo lý và tâm tính. Thuyết thứ hai này
sau lại phân ra thành một thuyết nữa, lấy tâm học làm yếu lĩnh. Gồm cả lại
mà nói, thì phái lý học đời nhà Tống có tất cả là ba thuyết, cùng một gốc mà
khác ngọn.
Thuyết thứ nhất có Thiệu Ung làm đại biểu, nhưng về sau không thịnh hành
được, là vì học theo thuyết ấy cần phải có người tinh thâm thuật số mới học
được. Thuyết thứ hai có Chu Đôn Di làm đại biểu, rồi có Trương Tái, Trình
Hạo và Trình Di mở rộng thêm ra. Sau đến đời Nam Tống có Chu Hi tập
đại thành mà lập ra một học thuyết nói về sự học vấn. Cái học của Chu Hi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.