NHO GIÁO - Trang 463

THỜI KỲ THỨ HAI


Thời kỳ thứ hai vào quãng trung diệp nhà Minh, kể từ đời vua Nhân Tông
(1425) đến đời vua Mục Tông (1567-1572). Trong khoảng hơn một thế kỷ
rưỡi ấy, Nho giáo thịnh hành hơn trước và có nhiều người học giả trứ danh,
người thì ra làm quan, người thì ẩn cư ở chỗ thảo dã, ai nấy đều có chí làm
cho sáng tỏ cái đạo của thánh hiền. Bởi vậy các học phái mới thành lập.
Thời kỳ này có bốn học phái rất hệ trọng, là Hà Đông phái, Sùng Nhân
phái, Bạch Sa phái và Diêu Giang phái. Trong những học phái ấy có Diêu
Giang phải là thịnh hơn cả, cho nên sau này ta phải xét kỹ.

HÀ ĐÔNG PHÁI


Vào khoảng trung diệp nhà Minh, việc đánh dẹp đã yên, sự học càng ngày
càng hưng thịnh lên. Bấy giờ có Tiết Huyên đem lý học của Tống nho mà
phát minh ra, lập thành một học phái có thế lực trong đời nhà Minh.
Tiết Huyên. Tiết Huyên tự là Đức Ôn

德温, hiệu là Kính Hiện 敬軒 (1394-

1464), người đất Hà Tân, tỉnh Sơn Tây. Thuở nhỏ rất dĩnh ngộ, 12 tuổi đã
biết làm thơ, sau lớn lên xem sách Tính Lý toán thư của Tống nho rồi bỏ cả
thi phú, chuyên xét về uyên nguyên của phái Liêm, phái Lạc, có khi quên cả
ăn cả ngủ. Năm Vĩnh Lạc thứ 17 (1419) đời vua Thành Tổ, ông đỗ tiến sĩ,
làm quan đến chức lễ bộ thị lang, về trí sĩ.
Cái học của ông chủ ở sự theo Tống học. Ông cho là: “Lý với trí không
trước, sau; không có cái lý không có khí, cũng không có cái khí không có
lý”. Ông lại phân tâm với lý ra làm hai vật, như là nói: “Nước trong thì thấy
cái bụi nhỏ, tâm thanh thì thấy thiên ý”. Ông lại ví lý như cái vật, tâm như
cái gương; gương sáng thì không có vật gì giấu hình được, tâm sáng thì lý
không ẩn nấp đi đâu được. Đó là chỗ tương phản với cái học của phái Diêu
Giang.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.