NHO GIÁO - Trang 57

THIÊN III. HỌC THUYẾT CỦA KHỔNG TỬ

I. HÌNH NHI THƯỢNG HỌC


Khổng Tử khảo cứu những chế độ và phong tục thời cổ, ngẫm nghĩ những
tư tưởng của các bậc thánh hiền đời trước và suy xét cái lẽ biến hóa của trời
đất, rồi đem những điều của Ngài đã tâm đắc, lập thành một cái học thuyết
có tông chỉ rất cao, quán triệt cả căn nguyên của vạn vật và các lẽ sinh hóa
ở trong vũ trụ, cả tâm tính và sự hành động của người ta. Cái học thuyết ấy
thành ra một môn nhân sinh triết học rất cao, rất rộng, có thể thi hành ra đời
nào và ở xứ nào cũng được. Ngài đem học thuyết ấy truyền thụ cho học trò.
Học trò Ngài ai học được điều gì, hay ghi nhớ được những lời Ngài đã
giảng dụ, đem làm ra các sách để truyền cho hậu thế.
Nay ta xem kỹ các Kinh, Truyện, có thể biết rõ các manh mối cái học thuyết
ấy là thế nào và có thể chia ra làm hai phần: một phần là hình nhi thượng
học
tức là cái học thuộc về những lẽ vô hình, rất uyên áo cao viễn; một
phần là hình nhi hạ học tức là cái học thuộc về những điều quan hệ đến
nhân sinh nhật dụng của người đời.
Phần hình nhi thượng học của Khổng Tử có nhiều điều nói rõ ở trong Kinh
Dịch
, là sách để làm căn bản cho sự lý học của Nho giáo và trong sách
Trung Dung là sách triết học bàn về thiên đạo và nhân đạo rất sâu xa.
Nay ta chia phần ấy ra những mục sau này:
1. Quan niệm về Trời và người: Thái Cực và sự biến hóa của thiên lý -
Người và sự tri giác - Trung - Sinh - Nhân -Thiên mệnh - Quỉ thần - Kính
và thành - Sinh tử.
2. Đạo của Khổng Tử - Cái vui trong sự sinh hoạt.

1. QUAN NIỆM VỀ TRỜI VÀ NGƯỜI


Thái Cực và sự biến hóa của thiên lý. Phàm đã là triết học cao xa, thì tất
phải có cái quan niệm về các nguyên lý và các nguyên nhân của sự sinh hóa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.