NHO GIÁO - Trang 59

lý ấy làm tông chỉ. Vậy xét cái động thể của lý Thái Cực để biết sự biến hóa
của trời đất và vạn vật, tức là cái tông chỉ Dịch học.
Dịch là gì? Dịch là biến đổi. Trong trời đất không có cái gì là không biến
đổi luôn. Đó là quan niệm rất trọng yếu của Khổng giáo. Một hôm Phu Tử
đứng trên bờ sông, ngắm dòng nước chảy mà than rằng: “Thệ giả như tư
phù, bất xả trú dạ

逝者如斯夫!不舍晝夜: Đêm ngày cứ chảy luôn luôn

như thế mãi!” (Luận Ngữ: Tử hãn, IX). Ý Phu Tử nói cái đạo của trời đất cứ
lưu hành như nước chảy, không lúc nào nghỉ: cái vừa mới có, đã thành ra
cái quá khứ rồi, liên tiếp nhau mãi mãi, chứ không có cái gì đã thành ra mà
lại không biến đổi đi. Cái ý nghĩa ấy chính là cái ý nghĩa chữ dịch vậy.
Phàm đã nói biến đổi, thì cái đơn nhất, cái tuyệt đối không biến đổi được,
tất phải có hai cái tương đối, tương điều hòa, thì mới sinh sinh hóa hóa
được. Hai cái tương đối ấy là hai cái khác nhau, như sự động, sự tĩnh, cái
cứng, cái mềm, tức là âm với dương. Hai cái ấy đun đẩy nhau, điều hòa với
nhau mà biến hóa ra thiên hình vạn trạng, cho nên mới nói rằng: “Cương
nhu tương thôi nhi sinh biến hóa

剛柔相推而生變化: cứng mềm đun đẩy

nhau mà sinh ra biến hóa” (Dịch: Hệ từ thượng).
Theo cái lý tưởng ấy thì cái đạo trời đất khởi đầu rất giản dị. Do cái giản dị
mà thành ra những cái phồn tạp. Tức như là trong Kinh Dịch chỉ cốt có hai
cái vạch: cái vạch liền và cái vạch đứt là hai cái phù hiệu dương và âm. Lấy
hai vạch ấy thay đổi nhau thành ra tám quẻ, tám quẻ lại thành ra 64 quẻ, v.v.
Càng biến, lại càng thêm phồn tạp ra mãi, khác nào như âm, dương sinh ra
vạn vật, vạn vật lại sinh sinh hóa hóa ra vô cùng vô tận. Song vạn vật dẫu
nhiều thế nào mặc lòng, cái căn nguyên cũng chỉ có âm và dương mà thôi.
Hễ hiểu được lẽ âm và dương ấy, tất là hiểu được cả vạn vật; biết được lẽ
giản dị ấy, thì biết được cái lý của thiên hạ: “Dị giản nhi thiên hạ chi lý đắc
hỹ

易簡而天下之理得矣 (Dịch: Hệ từ thượng).

Âm, dương thuộc về phần hình nhi thượng, tức là không phải vật có hình,
chẳng qua là cái phù hiệu hai cái tương đối mà thôi. Đạo trời đất phải có
tương đối thì mới biến hóa vô cùng, không bao giờ nghỉ, cho nên vạn vật
trong vũ trụ chỉ có biến chứ không có định. Vậy học thuyết của Khổng Tử
cốt ở đạo Dịch, mà đạo Dịch là đạo biến hóa của trời đất: “Dịch chi vi thư

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.