NHO GIÁO - Trang 58

trong vũ trụ. Khổng Tử là một bậc thượng trí, Ngài nghĩ ngợi mà suy xét
mọi việc rồi phát minh ra cái học thuyết, chủ lấy sự theo thiên lý làm căn
bản. Ngài cho là trời đất và vạn vật đều có cái lý ấy cả, tất là cùng đồng một
thể, cho nên Ngài mới lấy cái chủ nghĩa thiên địa vạn vật nhất thể

天地萬

物一體 làm thống hệ cho học thuyết của mình. Cái lý nhất thể ấy lưu hành
khắp trong vũ trụ, theo cái lẽ tương đối, tương điều hòa mà sinh sinh hóa
hóa. Vậy cái lý ấy là cái nguyên nhân của sự sinh hóa trong vũ trụ.
Thoạt đầu tiên vũ trụ ra thế nào? Cứ như những ý tưởng của người xưa, thì
lúc đầu vũ trụ chỉ là một khối mờ mịt hỗn độn, tức là đời hỗn mang. Trong
cuộc hỗn mang ấy có cái lý vô hình, rất linh diệu, rất cường kiện, gọi là thái
cực
. Song thái cực huyền bí vô cùng, không thể biết được bản thể của lý ấy
là thế nào, Ta tuy không thể biết được rõ cái chân tính và cái chân tướng
của lý ấy, song ta có thể xem sự biến hóa của vạn vật mà biết được cái động
thể của lý ấy. Cái động thể của lý ấy phát hiện ra bởi hai cái thể khác nhau
là động và tĩnh. Động là dương, tĩnh là âm. Dương lên đến cực độ lại biến
ra âm, âm lên đến cực độ lại biến ra dương, hai thể ấy cứ theo liền nhau, rồi
tương đối, tương điều hòa với nhau để biến hóa mà sinh ra trời đất và vạn
vật.
Vậy khởi điểm của tạo hóa là do hai cái tương đối âm và dương, mà đạo
trời đất cũng khởi đầu bởi sự biến hóa của hai tương đối ấy. Trước hai cái
tương đối ấy, thì dẫu có gì cũng như không, vì không sao mà biết được. Khi
hai cái tương đối ấy đã phát hiện ra, thì cái gì cũng hiển nhiên, không thể
nói là không có được.
Đó là cái lý tưởng cốt yếu ở trong Kinh Dịch, cho nên mới nói rằng: “Dịch
hữu Thái Cực, thị sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh
bát quái

易有太極是生兩儀,两儀生四象,四象生八卦: Đạo Dịch có

Thái Cực, Thái Cực sinh ra hai nghi, hai nghi sinh ra bốn tượng, bốn tượng
sinh ra tám quẻ” (Dịch: Hệ từ thượng).
Khổng Tử tin có lý Thái Cực độc nhất, tuyệt đối, nhưng vì lý ấy cao diệu
quá, không thể biết được, cho nên học thuyết của Ngài để cái bản thể của lý
Thái Cực ra ngoài phạm vi tri thức của người ta mà chủ lấy cái động thể của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.