NHO GIÁO - Trang 60

dã, bất khả viễn; vi đạo dã lũ thiên; biến động bất cư, chu lưu lục hư;
thượng hạ vô thường, cương, nhu tương dịch; bất khả vi điển yếu, duy biến
sở thích

易之爲書也,不可遠; 爲道也屢遷; 變動不居, 周流六虚; 上下旡

常, 剛柔相易; 不可爲典要, 唯變所適: Dịch là sách không xa sự thực, mà
đạo Dịch là biến đổi luôn luôn, không ở nhất định chỗ nào, lưu chuyển khắp
cả sáu cõi, trên dưới không có thường, cương, nhu thay đổi nhau, không
nên lấy làm điển yếu, chỉ thích hợp sự biến đổi mà thôi” (Dịch: Hệ từ hạ).
Biến hóa là cái tượng của sự tiến thoái: “Biến hóa giả, tiến thoái chi tượng

變化者, 進退之象也” (Dịch: Hệ từ thượng). Phàm sự vật phải có biến

thì mới tiến, không biến tức là định, mà định là thoái. Đạo trời là không có
định, vì cứ biết cái qua, thì có cái lại, qua qua lại lại không cùng. Đó là sự
hành động của thần. Vậy nên Khổng Tử nói rằng: “Tri biến hóa chi đạo giả,
kỳ tri thần chi sở vi hồ

知變化之道者, 其知神之所為乎: Ai biết đạo biến

hóa thì có lẽ biết sự làm của thần” (Dịch: Hệ từ thượng).
Sự biến hóa của Trời như sự mở, sự đóng, mà đạo Trời là cứ qua lại mãi:
Nhất hạp, nhất tịch vị chi biến, vãng lai bất cùng vị chi đạo

一闔一闢謂之

變,往來不窮謂之通: Một mở một đóng gọi là biến, qua lại không cùng
gọi là đạo” (Dịch: Hệ từ thượng). Đạo trời chỉ có thế mà thôi, ngoài sự biến
hóa vãng lai ra thì không sao biết được nữa. Cho nên mới nói rằng: “Quá
thử dĩ vãng, vị chi hoặc tri dã; cùng thần tri hóa, đức chi thịnh dã

過此以

往, 未之或知也, 窮神知化, 德之盛也: Qua ngoài điều ấy thì chưa dễ ai
biết được; hiểu đến cùng cái thần, biết rõ lẽ biến hóa là cái đức thịnh vậy”
(Hệ từ hạ). Xét cho đến cái thần, hiểu rõ lẽ biến hóa của trời đất, ấy là việc
của thánh nhân dạy người ta.
Người và sự tri giác. Cái lẽ sinh hóa của trời đất và vạn vật là thế. Song
người ta có cái địa vị rất lớn trong vạn vật, cho nên ta phải biết người là thế
nào và tại làm sao người lại có cái địa vị ấy. Cứ theo cái học của Nho giáo
thì: “Nhân giả kỳ thiên địa chi đức, âm dương chi giao, quỉ thần chi hội,
ngũ hành chi tú khí dã

人者,其天地之德,陰陽之交,鬼神之會,五行

之秀氣也: Người là cái đức của trời đất, sự giao hợp của âm, dương, sự tụ
hội của quỉ thần, cái khí tinh tú của ngũ hành” (Lễ Ký, Lễ vận, IX). Trời đất
sinh ra người lại phú cho cái tính rất quý, tức là người chịu cái đức của trời

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.