NHO GIÁO - Trang 61

đất. Người lại bẩm thụ được hoàn toàn cả cái tinh thần linh diệu và cái khí
chất tinh tú, cho nên mới nói là linh hơn cả vạn vật. Nhờ có cái tinh thần và
cái khí chất ấy người ta mới có cái sáng suốt để hiểu hết các sự vật.
Cái sáng suốt ấy là cái tính rất quý của người ta. Nhờ có nó người ta mới
hiểu được điều phải điều trái, việc hay việc dở, nhờ có nó người ta mới có
cái giá trị rất cao và cùng với trời đất mà chiếm được cái địa vị tôn quý
trong vũ trụ. Bởi vậy hậu nho gọi người và trời, đất là tam tài

三才. Nếu

không có cái sáng suốt ấy thì ta cũng giống như các vật khác, cứ sinh sinh,
hóa hóa mà vẫn cứ mờ mờ, mịt mịt không biết có nghĩa lý gì nữa cả.
Cái sáng suốt tự nhiên có sẵn trong người ta là minh đức

明德 hay là lương

tri

良知, có thể gọi là trực giác tức là cái khiếu tri giác rất mẫn tiệp, xem xét

cái gì có thể đạt ngay đến cái tinh thần và cái chân lý của các sự vật. Cái
khiếu tri giác ấy do ở trong tâm của người ta. Chữ tâm của Nho giáo phải
hiểu nghĩa rộng là cái thần minh làm chủ tể cả sự tư tưởng cùng sự hành vi
của người ta. Hễ ta giữ được cái tâm hư tĩnh, không để cho vật dục che tối
mất cái sáng suốt tự nhiên, thì khi có vật gì cảm đến là ứng ngay được, và
biết rõ ngay các lẽ. Tâm người ta mà tĩnh bao nhiêu, thì cái trực giác lại
càng mẫn nhuệ bấy nhiêu. Bởi thế mới nói rằng: “Vô tư dã, vô vi dã, tịch
nhiên bất động, cảm nhi toại thông thiên hạ chi cố

無思也,無爲也,寂然

不動,感而邃通天下之故: Không nghĩ, không làm, im lặng không động,
đến lúc cảm thì suốt được mọi cớ trong thiên hạ” (Dịch: Hệ từ thượng). Sự
cảm ứng tự nhiên thì bao giờ cũng công chính phổ cập vạn sự trong thiên hạ
không thiên tư gì cả. Nếu người ta không hiểu lẽ ấy, mà cứ dùng tư tâm, tư
ý để cầu lấy sự cảm ứng riêng của mình, thì không sao suốt được đến cái lẽ
trong thiên hạ. Bởi vậy Kinh Dịch nói rằng: “Sung sung vãng lai, bằng tòng
nhĩ tư

憧憧往來, 朋從爾思: Vơ vẩn đi lại, lẩn quẩn với cái ý nghĩ riêng của

mình” (Dịch Hạ Kinh, Hàm). Khi mình vơ vẩn với cái ý nghĩ riêng về cái gì
thì chỉ cảm được cái ấy và chỉ có cái ấy ứng lại mà thôi, chứ không cảm
ứng được với những cái khác nữa. Thành thử sự cảm ứng không khuếch
nhiên thái công, không khắp cả vạn sự trong thế gian. Phàm khi đã lấy tư
tâm tư ý chú về việc lợi hại, hơn thiệt riêng, thì cái trực giác mờ tối đi,
khiến mình không trông thấy rõ cái thiên lý lưu hành ở trong thiên hạ nữa.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.