NHO GIÁO - Trang 63

Trung. Đạo trời đất là cứ biến hóa luôn luôn, mà trong sự biến hóa nào
cũng có điều hòa, có bình hành, tức là có cái trung vậy. Trung bao giờ cũng
hàm cái ý hòa, vì có hòa mới trung được, mà đã trung là tất có hòa. Trung là
cái thể rất hoàn toàn của sự bình hành. Trời đất và vạn vật có cái trung mới
đứng được và có cái hòa mới hóa dục được. Cho nên nói rằng: “Trung dã
giả, thiên hạ chi đại bản dã; hòa dã giả, thiên hạ chi đạt đạo dã. Trí trung
hòa, thiên địa vị yên, vạn vật dục yên

中也者,天下之大本也;和也者,天

下之達道也。致中和,天地位焉, 萬物育焉: Trung là cái gốc lớn của
thiên hạ, hòa là cái đạt đạo của thiên hạ. Cùng cực cả trung và hòa, thì trời
đất định vị, vạn vật hóa dục” (Trung Dung). Trung đã là cái gốc của trời đất,
thì người ta sinh ra tất là ai cũng bẩm thụ cái trung để làm tính thường.
Thiên Thang cáo trong Kinh Thư nói rằng: “Duy hoàng thượng đế, giáng
trung vu hạ dân, nhược hữu hằng tính

惟 皇 上 帝,降 衷 于 下 民,若 有

恆 性: Hoàng thượng đế giáng cái trung xuống cho hạ dân, dân có cái trung
ấy như có tính thường”.
Trung có thể

體và có dụng 用. Thể là một cái thái độ ngay chính, lúc nào

cũng không nghiêng không lệch, mà lại có cái sáng suốt biết rõ sự thực.
Dụng là thi hành ra thì làm việc gì cũng không thái quá, không bất cập.
Theo được đạo trung thực là rất khó, học giả phải giữ cái tâm của mình cho
tinh thuần và chuyên nhất thì mới có thể theo đúng được. Bởi vậy cái học
của thánh nhân đời cổ thụ thụ cho nhau, chỉ cốt ở mấy điều là: “Nhân tâm
duy nguy, đạo tâm duy vi; duy tinh, duy nhất, doãn chấp quyết trung

人心

惟危,道心惟微; 惟精,惟一,允執厥中: Cái tâm của người thì nguy,
cái tâm của đạo thì vi; phải giữ cái tâm của mình cho tinh thuần và chuyên
nhất, thì mới giữ được cái trung” (Thư: Đại Vũ mô). Nhân tâm nghĩa là cái
phần sáng suốt riêng của người ta, tuy là một phần thiên lý, tức là một phần
đạo tâm nhưng thường hay bị vật dục làm bế tắc, hơi sai một ly là chếch
lệch ngay, cho nên mới nói là nguy. Đạo tâm nghĩa là phần sáng suốt trong
vũ trụ, thuần nhiên là thiên lý, song nó vô thanh, vô khứu, ta giữ được hay
không là ở ta mà thôi, chứ không thể làm cho tỏ rõ ra được, cho nên mới
nói là vi. Ta biết cái tâm của ta là nguy, hễ sai một hào một ly là mất cái
trung rồi, cho nên ta phải lo sợ, phải cố hết sức mà giữ cho nó không chếch

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.