NHO GIÁO - Trang 65

vị đạo, kế chi giả thiện dã, thành chi giả tính dã, nhân giả kiến chi vị chi
nhân, trí giả kiến chi vị chi trí, bách tính nhật dụng nhi bất tri, cố quân tử
chi đạo tiển hỹ

一陰一陽之謂道,繼之者善也,成之者性也,仁者見之

謂之仁,知者見之謂之知,百姓日用而不知,故君子之道鮮矣” (Dịch:
Hệ từ thượng).
Một âm một dương biến hóa mà sinh ra vạn vật, mà Dịch là để biểu thị cái
đạo ấy, cho nên mới nói rằng: “Sinh sinh chi vị Dịch

生生之謂易: Sinh sinh

ra mãi gọi là Dịch” (Dịch: Hệ từ thượng). Sự sinh hóa của trời đất khởi đầu
do âm, dương, cơ, ngẫu. Phàm cái gì lẻ một là không sinh được. Phải có cái
chẵn đôi để tương đối, tương điều hòa với nhau thì mới có sự sinh sinh. Vạn
vật sinh sinh đều do ở cái gốc tương đối ấy. Cơ là lẻ, ngẫu là chẵn. Một cái
cơ lại phải tìm một cái cơ khác để thành ra ngẫu thì mới sinh được. Trong
số ba có một ngẫu và một cơ, vậy [một] cơ là thừa. Cái cơ ấy đi gặp cái cơ
khác thành ra ngẫu, lại điều hòa mà sinh sinh. Thánh nhân muốn bày tỏ cái
ý ấy ra, cho nên mới nói ở hào lục tam quẻ Tốn rằng: “Tam nhân hành, tắc
tổn nhất nhân, nhất nhân hành, tắc đắc kỳ hữu

三人行則损一人,一人作

則得其友: ba người đi, thì bỏ một người, một người đi thì gặp được bạn”.
Sự sinh hóa của trời đất chỉ có một cái lẽ cơ ngẫu ấy mà thôi. Văn đời cổ
thường ít có những trừu tượng danh từ cho nên hay dùng những cụ thể danh
từ để nói những điều cao siêu. Như câu này nói số người đi, để tỏ cái lẽ cơ
ngẫu tương phân tương hợp tự nhiên trong sự sinh hóa. Cái lý thuyết ấy
chắc là do sự thực nghiệm mà suy ra, nên chi Khổng Tử thích nghĩa hào lục
tam ấy, nói rõ trong thiên Hệ từ hạ rằng: “Thiên địa nhân huân, vạn vật hóa
thuần, nam nữ cấu tinh, vạn vật hóa sinh

天地絪緼,萬物化醇,男女搆

精,萬物化生: Khí trời đất nghi ngút, trên dưới giao hợp, vạn vật bởi cái
khí tinh thuần ấy mà hóa ra, rồi giống đực giống cái giao cấu với nhau mà
sinh mãi”. Nghĩa chữ thuần là nói giống nào đã sinh ra là cứ tự nhiên theo
giống ấy mà sinh mãi mãi. Vậy vạn vật sở dĩ có là nhờ có sự sinh của trời
đất. Cho nên nói rằng: “Thiên địa chí đại đức viết sinh

天地至大德曰生:

Đức lớn của trời đất là sự sinh” (Hệ từ hạ).
Xem đó thì biết là cái đạo của Khổng Tử cốt lấy sự sinh làm trọng hơn cả.
Ngài cho sự sinh của vạn vật là theo lẽ tự nhiên. Ta có thể ngắm cảnh tạo

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.