NHO GIÁO - Trang 64

lệch. Ta lại biết cái đạo tâm là vi cho nên ta phải duy tinh, duy nhất, để biết
cho rõ cái đạo tâm, thì rồi mới giữ được cái trung.
Giữ đạo trung khó như thế, vậy nên kẻ học giả phải cố gắng hết sức, lúc nào
cũng giữ cái tâm mình cho công chính, đừng để cái tư dục làm bế tắc thì
mới biết cái thuần túy của thiên lý. Biết cái thiên lý thuần túy ấy rồi tin mà
theo, thì mới chấp được trung. Khi đã theo cái thiên lý thuần túy, tất là lấy
đạo tâm làm chủ, bắt nhân tâm phải phục tòng mệnh lệnh, thì nguy hóa ra
yên, vi hóa ra hiển, tự khắc làm điều gì cũng đắc kỳ trung, không thái quá,
không bất cập.
Trung là cái yếu điểm của Khổng giáo. Hễ người ta giữ được cái trung thì
sự hành vi động tác của mình mới điều hòa và mới trúng tiết. Nhưng phải
biết rằng cái trung của Nho giáo không bao giờ có cái định vị tuyệt đối, cứ
phải tùy cái địa vị, cái cảnh ngộ mà tìm cái trung. Xem như quẻ Kiền trong
Kinh Dịch có sáu hào dương cả, mỗi hào ở vào địa vị nào thì lại có một cái
trung riêng, như hào sơ cửu là hào ở dưới cùng, thì nói rằng: “Tiềm long vật
dụng

潛龍勿用”, rồng còn đang chìm dưới nước, thì không nên làm việc

gì”. Vậy ở hào này thì lấy chữ vật dụng làm trung. Hào trên là hào cửu nhị
thì nói: “Kiến long tại điền, lợi kiến đại nhân

見龍在田利見大人”, rồng đã

hiện lên trên mặt đất, thì nên ra mà thi hành mọi việc”. Vậy ở hào này thì
lấy chữ kiến làm trung. Lên trên nữa, đến hào cửu tam, cửu tứ, cửu ngũ,
thượng cửu, mỗi hào tùy cái địa vị ở trong quẻ mà có một cái trung riêng,
Vậy theo cái trung là theo thiên lý mà lưu hành, mà biến hóa cho được điều
hòa. Bởi thế Khổng Tử nói rằng “quân tử thời trung

君子時中”, nghĩa là

người quân tử xử kỷ tiếp vật lúc nào cũng phải tùy thời mà giữ cho vừa phải
và chính đáng.
Sinh. Đạo trời đất theo cái trung mà biến hóa luôn, làm cho mỗi ngày một
mới hơn, một tốt hơn, đó là cái thịnh đức của trời đất: “Nhật tân chi vị thịnh
đức

日新之謂盛德” (Dịch: Hệ từ thượng). Sự biến hóa ấy do một âm, một

dương sinh sinh hóa hóa ra mãi, theo đạo ấy mà đi là thiện, thành được đạo
ấy là tính. Chỉ có kẻ nhân giả trông thấy cái đạo ấy, cho nên gọi là trí, còn
trăm họ thì tuy ngày ngày vẫn theo đạo ấy mà vẫn mờ mịt không biết, vì
vậy cho nên cái đạo của người quân tử ít có vậy: “Nhất âm nhất dương chi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.