NHO GIÁO - Trang 587

nhiêu. Cái nguyên nhân cũng là bởi các học giả thuở ấy chú trọng thái quá
về mặt kinh tế, cho nên kết quả thành ra như vậy.
Kế đến đời Thanh mạt, phái Tân học dấy lên, thường say đắm ở sự tiến hóa
về đường vật chất, có nhiều người muốn hủy hoại hết tinh thần cựu học để
cho chóng bằng các nước bên Âu, bên Mỹ. Sự phá hoại ấy hiện đang mạnh,
làm cho cuộc nhân sinh rất rối loạn, nhưng thiết tưởng đó chỉ là một cơn gió
bão đem làn sóng rất to tràn khắp cả bò biển, che lấp những cảnh thiên
nhiên là chỗ xưa nay người ta vẫn đến du ngoạn. Song đến khi trời yên gió
lặng, làm sóng lui xuống, thì những cảnh thiên nhiên lại xuất hiện, tươi tốt,
đẹp đẽ hơn trước. Cái nền Nho giáo bên Á Đông ta và cái thế lực Tây học
ngày nay tương tự như vậy. Có lẽ nhờ có cơn sóng ấy thì rồi mới làm mất
những cái hẩm nát đi, cũng như nhờ có phong trào Tây học làm mất những
điều hủ lậu của Nho giáo, để cho tinh thần lại phát minh ra rực rõ bội phần.
Đó là một cái mộng tưởng, một điều ức đoán, song biết đâu lại không có
ngày thành sự thực hay sao?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.